Nước Mỹ và cuộc chiến nan giải với fentanyl

Tổng thống Donald Trump khẳng định: Sẽ chấm dứt tình trạng ma túy fentanyl tràn vào Mỹ - loại ma túy đã phá hủy nhiều gia đình và cộng đồng trên khắp nước Mỹ.

 

“Fentanyl là mối đe dọa lớn nhất đối với người Mỹ hiện nay” - đó là khẳng định đầy quan ngại của bà Anne Milgram, Giám đốc Cơ quan phòng, chống ma túy Hoa Kỳ (DEA) tại Hội nghị phòng, chống ma túy thế giới lần thứ 37 năm 2023. Và cho tới nay, fentanyl vẫn là mối đe dọa lớn nhất với nước Mỹ.

Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho người Mỹ từ 18 đến 45 tuổi

Fentanyl được phát triển vào năm 1950. Y văn thế giới ghi nhận fentanyl là loại thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid là nhóm các chất tự nhiên và tổng hợp, có tác động lên hệ thần kinh, có tác dụng giảm đau rất mạnh, đặc biệt với bệnh nhân ung thư hay bị chấn thương, đau sau phẫu thuật. Điều đáng nói ở loại thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid như fentanyl là thuốc cho hiệu quả nhanh chóng, tức thời nhưng có nguy cơ gây nghiện rất cao. Các dấu hiệu của nghiện opioid như fentanyl tương tự như nghiện ma tuý. Thậm chí, theo nhiều nghiên cứu, chỉ cần 0,2 miligram fentanyl, nếu chấm vào da và thẩm thấu vào tĩnh mạch đã có thể gây sốc và chết ngay sau đó...

Một người nghiện lang thang trên đường phố New York với kim tiêm vẫn cắm trên tay. (Ảnh: NY Post)Vì thế, tại nhiều nước, việc sử dụng fentanyl được kiểm soát rất chặt chẽ, chỉ bán theo đơn trong điều trị bệnh. Thậm chí fentanyl và một số dẫn xuất của nó đã được đưa vào bảng I - Danh mục cần kiểm soát theo Công ước quốc tế 1961 của Liên Hợp Quốc.

Tuy nhiên, không rõ chính xác từ lúc nào và bằng cách nào, fentanyl dần được sử dụng bất hợp pháp như một loại ma túy là hoành hành tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên theo lý giải của các chuyên gia, giá thành rất rẻ so với các loại thuốc gây nghiện khác nhưng độ “phê” mà fentanyl lại cao hơn hẳn. Theo đó, fentanyl được cho là tạo ra độ “phê” mạnh hơn heroine 100 lần nhưng giá thành chỉ bằng 1/12 so với heroine.

Trong các quốc gia, Mỹ là nước chịu nhiều hệ luỵ lớn nhất từ vấn nạn này. “Fentanyl là mối đe dọa lớn nhất đối với người Mỹ hiện nay” - đó là khẳng định đầy quan ngại của bà Anne Milgram, Giám đốcCơ quan phòng, chống ma túy Hoa Kỳ (DEA) tại Hội nghị phòng, chống ma túy thế giới lần thứ 37 năm 2023.

Binh sĩ đứng canh gác bên cạnh hàng trăm kg fentanyl và ma túy đá ở Tijuana, Mexico, tháng 10/2022. (Ảnh: Washington Post)Theo Giám đốcCơ quan phòng, chống ma túy Hoa Kỳ, fentanyl là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho người Mỹ từ 18 đến 45 tuổi. Năm 2023 nước Mỹ đã ghi nhận khoảng 100.000 ca tử vong (từ 18 đến 45 tuổi) do sử dụng fentanyl quá liều. Năm 2022, thống kê cho thấy khoảng 110.000 ca tử vong tại Mỹ là do dùng fentanyl quá liều. Bình luận trước con số này, một nhà báo người Anh đã thốt lên: Fentanyl đã trở thành "đại dịch" tại nước Mỹ trong đó New York là tâm điểm.

Trước đó, năm 2011, giới chức Mỹ đã cho biết từ tháng 4/2020 đến tháng 4/2021, nước Mỹ ghi nhận 100.306 ca tử vong do lạm dụng thuốc, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm 2020, trong số này, có tới 75.673 ca tử vong do lạm dụng thuốc fentanyl. Trước đó 7 năm, theo số liệu thống kê được Cục quản lý Dược phẩm Mỹ (DEA) công bố, có đến 14.000 người thiệt mạng do sử dụng fentanyl trong năm 2014. Cũng ngay từ thời điểm năm 2014, cơ quan y tế tại Mỹ cũng đã cảnh báo, nghiện thuốc giảm đau liều mạnh như fentanyl là một vấn đề đáng quan ngại và ngày càng tăng ở Mỹ.

Hiện tại, nguồn cung fentanyl biến thể cho thị trường Mỹ phần lớn đến từ Mexico. Chúng được sản xuất bởi 7 tổ chức tội phạm gồm Sinaloa Cartel, Jalisco Cartel New Generation, Guerreros Unidos, Rojos, Cartel del Norte, Juarez Cartel và La Línea. Theo một cuộc điều tra của phóng viên hãng tin Reuters, số lượng fentanyl được Mỹ thu giữ ở biên giới phía nam trong năm 2022 cao gấp ba lần mức năm 2021.

Tổng thống Donald Trump khẳng định: "Trên cương vị Tổng thống, tôi có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho tất cả người Mỹ và tôi đang thực hiện điều đó”. Sẽ chấm dứt tình trạng ma túy fentanyl tràn vào Mỹ - loại ma túy đã khiến hàng trăm nghìn người Mỹ thiệt mạng, phá hủy nhiều gia đình và cộng đồng trên khắp nước Mỹ.

Tổng thống Donald Trump - “Chiến” đến cùng với fentanyl

Trước sự hoành hành và gây hoạ của fentanyl, nước Mỹ đã có nhiều nỗ lực. Trong đó, người dành nhiều công sức lớn nhất cho cuộc chiến này không ai khác chính là Tổng thống Donald Trump.

Ngay từ những năm 2017, 2018, trong nhiệm kỳ đầu tiên làm chủ Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã rất quan tâm tới fentanyl và gọi đây là “vấn nạn chưa từng thấy”, gọi tình trạng nghiện thuốc giảm đau nhóm opioid ở Mỹ là “nỗi ô nhục quốc gia”, đồng thời đưa ra hàng loạt biện pháp đối phó với vấn nạn này như tuyên bố tình trạng quốc gia về sức khỏe cộng đồng do nạn lạm dụng thuốc giảm đau gây nghiện; thông báo kế hoạch áp dụng án tử hình đối với tội buôn lậu thuốc giảm đau; tuyên bố lập quỹ 6 tỷ USD trong 2 năm 2018 - 2019 nhằm hỗ trợ các sáng kiến chống lạm dụng thuốc giảm đau, trong đó có fentanyl… Cùng với đó, ông Trump từng yêu cầu Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ lập tức thu hồi trên thị trường một loạt thuốc giảm đau có nguy cơ đặc biệt cao. Thời điểm đó, ông Trump trong một bài phát biểu tại New Hampshire, một trong những bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng opioid, đã nhấn mạnh: “Chúng ta đang lãng phí thời gian nếu chúng ta không mạnh tay hơn với những kẻ buôn bán thuốc phiện và một trong những biện pháp mạnh tay là án tử hình”.

5 năm sau đó, trở lại với cương vị người đứng đầu nước Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã ngay lập tức đưa việc ngăn chặn hoạt động buôn bán ma túy, đặc biệt là fentanyl, vào lãnh thổ Mỹ là trọng tâm trong chương trình hành động của ông. Quyết định mở đầu nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Donald Trump chính là việc áp thuế nặng với hàng hóa Canada, Mexico và Trung Quốc xem đây là biện pháp mạnh nhằm các nước này phải chịu trách nhiệm về cam kết ngăn chặn nhập cư bất hợp pháp, đồng thời kiểm soát fentanyl và các loại ma túy khác tràn vào nước Mỹ. Lệnh áp thuế mới của ông Trump với ba nước này đều có điều khoản ngừng miễn thuế đối với các lô hàng có giá trị dưới 800 USD, vốn được xem là lỗ hổng cho phép nhiều kiện hàng fentanyl và các tiền chất vào Mỹ.

Tuy nhiên, mới đây, ông Trump đã đồng ý tạm hoãn kế hoạch áp thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico trong vòng một tháng, sau khi Chính phủ Mexico cam kết triển khai lực lượng để ngăn chặn hoạt động buôn bán ma túyvào lãnh thổ Mỹ. Tổng thống Donald Trump cũng đã đồng ý tạm hoãn kế hoạch áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Canada khi nước này đưa ra những cam kết mới, bao gồm giám sát biên giới 24/7 và cùng Mỹ thành lập một lực lượng trấn áp chung để chống tội phạm có tổ chức, buôn bán fentanyl và rửa tiền.

Chấm dứt cuộc khủng hoảng fentanyl là điều không hề dễ dàng, tuy nhiên, giới quan sát kỳ vọng với quyết tâm của Tổng thống Donald Trump cùng ngả rẽ mới trong phương thức chống lại vấn nạn nạn này: chính sách thương mại, người Mỹ đang kỳ vọng sẽ có một ngày fentanyl không còn là nỗi ám ảnh tử thần tại nước Mỹ./.

Hà Anh

 

Bình luận

    Chưa có bình luận