Tình trạng sốt bất động sản (BĐS) tiếp tục là mối quan tâm của dư luận, khi số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến giữa tháng 3, dư nợ cho vay bất động sản của ngân hàng tăng 2,13%, nhanh hơn tốc độ tăng tín dụng hiện nay. Dòng tiền đổ vào BĐS quá nhiều sẽ làm méo mó thị trường tài chính, vốn vay bằng lãi suất huy động thấp không đến được với sản xuất kinh doanh trực tiếp, nghĩa là không thực sự tạo ra của cải vật chất cho xã hội cũng như việc làm cho người lao động.
Tại buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng một số công cụ kiểm soát rủi ro tín dụng vào BĐS, chứng khoán, như giảm dần tỷ trọng sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn (hiện là 40%), áp dụng hệ số điều chỉnh rủi ro cao, giới hạn dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán so với vốn điều lệ... Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước về lâu dài cần có giải pháp căn cơ phát triển thị trường tài chính, bởi: "Thị trường tài chính phải cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, giảm sức ép cung ứng vốn từ hệ thống tổ chức tín dụng, đáp ứng nhu cầu huy động vốn trung và dài hạn của nền kinh tế".
Theo các chuyên gia về BĐS, tài chính, tín dụng, con số 1,8 triệu tỉ đồng đổ vào bất động sản chưa phản ánh đúng thực tiễn, bởi lẽ, một lượng lớn tiền đang đổ vào hoạt động kinh doanh BĐS, mua đi bán lại hiện nay được vay tiêu dùng chứ không phải vay để đầu tư phát triển BĐS. Tiền đổ vào kinh doanh BĐS thì tăng rất mạnh theo chiều hướng tăng của cơn sốt đất, trong khi tiền để phát triển BĐS - nghĩa là vừa tạo ra việc làm cho xã hội, vừa tăng nguồn cung cho thị trường - lại thấp do nhiều vướng mắc từ cơ chế chính sách cũng như từ chính các doanh nghiệp khi không còn khả năng hấp thụ vốn. Do đó, người có tiền gửi tiết kiệm chịu thiệt đơn thiệt kép vì tiền gửi lãi suất thấp trong khi giá BĐS tăng sẽ khiến giá trị thực tế của đồng tiền bị giảm và việc kiềm chế lạm phát trở nên khó khăn hơn.
Theo Tổng cục Thống kê, mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% trong năm 2021 sẽ không dễ thực hiện khi Mỹ và nhiều nước tung ra các gói kích thích kinh tế. Giá dầu thô thế giới vẫn trong chiều hướng tăng. Ước tính, nếu giá dầu thô 60 USD/thùng thì chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2021 sẽ tăng thêm 0,9%. Đó là chưa kể nhiều loại dịch vụ công đang tạm thời chưa tăng giá theo lộ trình cũng là yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá. Do vậy, nếu không kiểm soát tốt dòng tiền từ các ngân hàng thương mại vào BĐS và chứng khoán thì nguy cơ chao đảo hệ thống tín dụng và lạm phát phi mã hoàn toàn có thể xảy ra. Khi ấy, người lao động trực tiếp làm công ăn lương chịu thiệt nhiều nhất và không biết chống đỡ bằng cách