Thôn Tư Hai, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn những ngày đầu đông ngổn ngang xây dựng. Những mảnh vườn, góc sân được dỡ bỏ để người dân hiến đất xây dựng đường giao thông nông thôn, phấn đấu đưa Quý Sơn về đích xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Chỉ thông qua vận động, người dân đã tự nguyện hiến hàng ngàn mét vuông đất vườn, đất thổ cư, đóng góp ngày công và kinh phí để xây dựng giao thông nông thôn. Ông Tăng Văn Huy, Trưởng phòng NN&PTNT Lục Ngạn, cho biết: “Người dân trong toàn huyện rất đồng thuận trong xây dựng đường sá, cơ sở vật chất. Tuy nhiên, riêng hạng mục xây dựng điểm trung chuyển rác thải của xã, của thôn vẫn vướng mắc bởi đa số là đất vườn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tâm lý người dân không thích sống gần nơi tập kết rác. Mặc dù vậy, Lục Ngạn vẫn phấn đấu cuối năm 2021 có thể hoàn thành và đưa vào sử dụng nhà máy xử lý rác của huyện ở xã Kiên Thành”.
Là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất, chiếm 1/3 diện tích toàn tỉnh Bắc Giang hơn 2.000km đường do huyện và xã quản lý, đây là thách thức không nhỏ của Lục Ngạn. Kinh phí được cấp không đủ đáp ứng và ở huyện không có những doanh nghiệp lớn để tham gia xã hội hóa các công trình NTM cũng là một khó khăn của Lục Ngạn. Nhưng... “khó vạn lần dân liệu cũng xong”, nhờ sự ủng hộ, đồng lòng của nhân dân toàn huyện, 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, tính đến hết năm 2019, Lục Ngạn đã huy động được tổng vốn hơn 1.000 tỷ đồng (trong đó vốn đối ứng từ nhân dân đạt hơn 425 tỷ đồng) đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp 1.500km đường giao thông các loại; 768 công trình trường học; xây mới 73 nhà văn hóa xã, thôn...
Theo ông Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, thành công xây dựng NTM ở Lục Ngạn chính là kết quả của việc vận động nhân dân, đặc biệt là sự đồng thuận của người dân làm đường giao thông nông thôn: “Người dân đã đóng góp hàng trăm tỷ đồng, hiến hàng trăm héc-ta đất để xây dựng hơn 1.500km đường trục thôn, ngõ xóm, liên thôn, liên xã”. Nhờ xây dựng NTM, thu nhập bình quân đầu người đạt từ 42 đến hơn 55 triệu đồng/người/năm… Hơn 80% thôn, bản đạt danh hiệu làng văn hóa; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều năm 2020 là 3,96%. Số trường học đạt chuẩn quốc gia là 94,68%. Giá trị sản xuất bình quân đầu người năm 2020 đạt 99,6 triệu đồng/người/năm... “Có được những kết quả trên là nhờ sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền các cấp; sự tham gia tuyên truyền, vận động của MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội và sự đồng thuận cao của người dân... Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo các địa phương nêu cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện xây dựng NTM” - ông Nguyễn Thế Thi cho biết.
Năm 2021, Lục Ngạn phấn đấu có thêm 3 xã gồm: Trù Hựu, Kiên Thành và Nam Dương đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 14 xã. Để đạt được mục tiêu này, Lục Ngạn kiến nghị với UBND tỉnh Bắc Giang hỗ trợ kinh phí cho các xã đăng ký về đích NTM, NTM kiểu mẫu năm 2021 chưa được phân vốn, các xã vùng cao thực hiện xây dựng NTM và về đích giai đoạn 2020