Tìm cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài

Trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31, sáng 10/12, Bộ Ngoại giao tổ chức Tọa đàm giữa các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và DN.

 

Tọa đàm có chủ đề “Triển khai Ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ - Giải pháp và hành động”.

Tham dự tọa đàm có Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ Ngoại giao; đại diện một số bộ, ngành kinh tế và lãnh đạo, đại diện gần 200 hiệp hội và doanh nghiệp Việt Nam.

Tọa đàm hướng tới các mục tiêu cụ thể hóa, xác định những biện pháp cụ thể để triển khai nhiệm vụ “Xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ” của Đại hội Đảng XIII và thống nhất phương hướng hợp tác, đề xuất các giải pháp thực chất để Ngành ngoại giao và doanh nghiệp cùng đồng hành trong phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới.

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại tọa đàm giữa các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và doanh nghiệp.

Các diễn giả trao đổi về các vấn đề như: xu hướng lớn trên thế giới tác động đến hoạt động sản kinh doanh của các doanh nghiệp; định hướng, gợi ý với doanh nghiệp để thâm nhập hiệu quả hơn vào thị trưởng quốc tế, nâng cao giá trị thương hiệu; đề xuất các biện pháp, nhiệm vụ cụ thể để ngành Ngoại giao hỗ trợ, phục vụ thiết thực nhu cầu và sự phát triển của các doanh nghiệp.

Ngoại giao kinh tế là cốt lõi của các cơ quan đại diện

Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc cho biết, ngoại giao kinh tế hiện nay là cốt lõi của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là Mỹ. Mỹ là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tính đến tháng 11, kim ngạch xuất khẩu 2 chiều đạt trên 90 tỷ, dự kiến cuối năm cán mốc 100 tỷ. ta xuất siêu, nỗ lực tăng nhập khẩu. Cơ hội đầu tiên: Mỹ là thị trường xuất khẩu của Việt Nam, mở cửa cho hàng hóa Việt Nam vào Mỹ.

Bên cạnh những thuận lợi, vẫn có những khó khăn thách thức như hàng rào như thuế quan, chống bán phá giá…

Mỹ là thị trường lớn, có nhu cầu thu hút đầu tư. Từ thời Tổng thống Trump, Mỹ đã có có các sự kiện xúc tiến đầu tư. Hiện Việt Nam có 200 dự án đầu tư vào Mỹ. Thị trường Mỹ có nhiều cơ hội và cũng nhiều khó nhưng nếu vào được thị trường này, khả năng thành công cao.

Bên cạnh đó, kinh tế số, kinh tế xanh, thân thiện với môi trường cũng là các linh vực mà các doanh nghiệp có thể tìm hiểu.

Những thách thức tại thị trường Trung Quốc

Theo Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai, Trung Quốc hiện nay vẫn là thị trường lớn và quan trọng quan trọng với Việt Nam. Tiềm năng hiện nay chính là ưu thế địa lý. Trong bối cảnh dịch bệnh, ưu thế này rất quan trọng. Trung Quốc là thị trường rộng lớn, ko chỉ với Việt Nam mà các nước trong khu vực cũng rất trông mong vào thị trường Trung Quốc. Sức mạnh kinh tế Trung Quốc ngày càng mạnh lên. Chưa mạnh hơn Mỹ nhưng giàu hơn Mỹ.

Tuy nhiên khó khăn với các doanh nghiệp Việt Nam là ở chuỗi cung ứng. Trong chuỗi cung ứng với Trung Quốc, giá trị hàng hóa Việt Nam chưa cao. Đầu tư của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn còn hạn chế.

Ở khía cạnh thương mại, dù là thị trường xuất khẩu lớn, nhưng lớn nhưng phía Việt Nam ko nắm được khâu phân phối mà phụ thuộc vào doanh nghiệp Trung Quốc, nhất là nông thủy sản, phụ thuộc vào tiểu ngạch.

Đại sứ Phạm Sao Mai cho rằng, Trung Quốc vẫn là thị trường hứa hẹn nếu biết cách khai thác.

3 lĩnh vực tiềm năng tại Anh

Trong bối cảnh hậu Brexit, Anh đang đẩy mạnh hợp tác với các thị trường ngoài EU, coi đây là chiến lược bù lại sự thu hẹp thị trường châu Âu. Anh ký FTA với nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, Anh cũng quyết tâm năm nay đàm phán xong và ký CPTPP.

Anh coi bối cảnh sau dịch Covid-19 là cơ hội mở rộng hợp tác với các nước đang phát triển. Chiến lược Build Back Better hiện nay chủ yếu nhằm vào hạ tầng và mở ra cơ hội lớn cho hợp tác quốc tế.

Đại sứ Việt Nam tại Anh Nguyễn Hoàng Long trao đổi về tiềm năng hợp tác tại Anh.

Hiện nay, Anh chú trọng 3 lĩnh vực chính. Thứ nhất là kinh tế xanh, bền vững. 5-10 năm tới, những gì không theo tiêu chí sẽ bị loại bỏ. Thứ hai là kinh tế số. Nhiều ngành kinh tế, cơ quan tại Anh đang dịch chuyển sang làm việc tại nhà, làm việc từ xa. Với công nghệ hiện tại thì vẫn đảm bảo tăng năng suất. Thứ ba là lĩnh vực khoa học, đời sống. Do đại dịch, trong 5-10 năm tới, Anh muốn đẩy mạnh lĩnh vực khoa học đời sống.

“Ta có thể hợp tác nếu đi đúng xu hướng này. Phía Anh đã xây dựng một loạt công cụ như Cơ quan đầu tư quốc tế Anh: chủ yếu cung cấp các khoản đầu tư, trước đây hỗ trợ xuất khẩu cho khối Thịnh vượng chung, và hiện giờ họ nhắm đến khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đây là nguồn tài chính lớn. Mục tiêu của cơ quan này là huy động đầu tư 8-9 tỷ bảng mỗi năm. Bên cạnh đó, Anh cũng nâng tầm Cơ quan hỗ trợ xuất khẩu: chuyển từ xuất khẩu sang EU sang các thị trường ở xa. Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này”, Đại sứ Việt Nam Nguyễn Hoàng Long cho biết.

Xu hướng đa phương hóa tại Australia

Theo Đại sứ Việt Nam tại Australia Nguyễn Tất Thành, xu hướng tại Australia hiện nay khá rõ ràng. Đó là chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa. Trong 2-3 năm gần đây, Australia tăng cường tìm kiếm các nhà xuất khẩu, các nhà đầu tư, nên có nhiều chính sách hỗ trợ. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhìn thấy chính sách này và đã có bước chuyển lớn.

Xu hướng đa phương đa dạng của Australia là nhằm giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Với chủ trương này, Australia tham gia FTA lớn, các chuỗi cung ứng khu vực. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương của Australia, đặc biệt các bang Victoria và Queensland đã nở có văn phòng tại TP. HCM.

Đại sứ Việt Nam tại Australia Nguyễn Tất Thành cho rằng, bối cảnh mới cần các hoạt động mới. Đại sứ đề xuất việc thành lập nhóm tư vấn kinh tế gồm đại diện các bộ ngành, các doanh nghiêp lớn của Việt Nam và các cơ quan đại diện, để hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa quen địa bàn để họ có diễn đàn trao đổi./.

Hoàng Kiều/VOV.VN
 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận