Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics thông qua đào tạo gắn với trải nghiệm thực tiễn

  • 29/05/2022 12:00:00
  • Ánh Phương
  • Kinh tế
  • 0

Trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, đại học Thái Nguyên đã phối hợp với Hiệp hội phát triển nhân lực logistics Việt Nam (VALOMA) tổ chức Tọa đàm 'Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics thông qua đào tạo gắn với trải nghiệm thực tiễn'.

 

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics thông qua đào tạo gắn với trải nghiệm tiễn, trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, đại học Thái Nguyên đã phối hợp với Hiệp hội phát triển nhân lực logistics Việt Nam (VALOMA) tổ chức Tọa đàm “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics thông qua đào tạo gắn với trải nghiệm thực tiễn” vào ngày 28/5/2022.

Tham dự Tọa đàm có ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Chủ tịch danh dự VALOMA; ông Nguyễn Bá Chính giám đốc Sở Công Thương Thái Nguyên; PGS.TS Trịnh Thị Thu Hương, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương (FTU), Phó Chủ tịch VALOMA; PGS. TS. Đỗ Anh Tài, Chủ tịch Hội đồng trường Kinh tế và Quản trị kinh doanh, đại học Thái Nguyên cùng đại diện các trường đại học có đào tạo ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, đại diện doanh nghiệp logistics và các sinh viên của trường Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Thái Nguyên.

Những năm gần đây, ngành logistics được đánh giá là lĩnh vực có tiềm năng phát triển lớn. Với tốc độ phát triển từ 10 - 15% mỗi năm, logistics là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao vì thế nhu cầu nhân lực cho ngành này không chỉ tăng mạnh về số lượng mà cũng có những đòi hỏi phải nâng cao về chất lượng.

Hiện nay, Việt Nam có 49 trường đại học đào tạo về logistics ở nhiều bậc học, cấp độ đào tạo khác nhau. Hàng năm, số lượng đăng ký tuyển sinh vào đại học, cao đẳng của ngành này đều tăng vọt và điểm chuẩn cũng vượt lên ở top đầu các ngành học tại một số trường. Mặt khác, thị trường nguồn nhân lực logistics và nhu cầu của các doanh nghiệp không ngừng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực logistics và quản lý chuỗi cung ứng được xem là yếu tố then chốt nhằm tạo nên thương hiệu giáo dục của cơ sở đào tạo; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam trên bản đồ logistics thế giới. Theo đó, chất lượng nguồn nhân lực ngành logistics là mối quan tâm lớn của các cơ sở đào tạo, cộng đồng doanh nghiệp logistics tại Việt Nam nhằm đáp ứng bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng hơn và quá trình dịch chuyển, tái cơ cấu các chuỗi cung ứng quốc tế đang diễn ra ngày càng rõ nét.

Phát biểu khai mạc, PGS.TS. Đỗ Anh Tài, Chủ tịch Hội đồng trường Kinh tế và Quản trị kinh doanh, đại học Thái Nguyên khẳng định: Với mục tiêu định hướng tổ chức hoạt động đào tạo theo hướng ứng dụng và gắn với trải nghiệm thực tiễn là hết sức cần thiết nên trường Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Thái Nguyên cùng với VALOMA và các trường đại học cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm tổ chức đào tạo gắn với trải nghiệm thực tế. Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhất để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực logistics.Để nhân lực logistics đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, có đủ trình độ chuyên môn, thì việc tăng cường hợp tác, kết nối giữa các trường đại học và DN là yêu cầu cấp thiết. Hoạt động đào tạo trong lĩnh vực logistics cần phải tăng cường kỹ năng, kiến thức thực tiễn nhiều hơn để có khả năng thích ứng với những biến động trên thực tế.

PGS.TS. Trịnh Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch VALOMA cho biết, trình độ và chất lượng nhân lực logistics hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của DN. Trước thực trạng nguồn nhân lực logistics như vậy, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực logistics đang được các trường đại học và doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. VALOMA đã tổ chức nhiều cuộc thi tìm kiếm tài năng logistics thông qua “Cuộc thi tài năng trẻ Logistics Việt Nam” được tổ chức hàng năm. Ngoài ra hội cũng đã tổ chức nhiều hội thảo thường niên về logistics, hiện hội có hơn 60 thành viên gồm cả tổ chức và cá nhân.

Phát biểu về định hướng phát triển ngành dịch vụ logistics và nhu cầu nhân lực cho ngành tại địa phương, ông Nguyễn Bá Chính, Giám đốc Sở Công Thương Thái Nguyên cho rằng, thị trường nguồn nhân lực logistics và nhu cầu của các doanh nghiệp không ngừng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực logistics và quản lý chuỗi cung ứng được xem là yếu tố then chốt nhằm tạo nên thương hiệu giáo dục của cơ sở đào tạo; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam trên bản đồ logistics thế giới. Theo đó, chất lượng nguồn nhân lực ngành logistics là mối quan tâm lớn của các cơ sở đào tạo, cộng đồng doanh nghiệp logistics tại Việt Nam nhằm đáp ứng bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng hơn và quá trình dịch chuyển, tái cơ cấu các chuỗi cung ứng quốc tế đang diễn ra ngày càng rõ nét.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Trần Thanh Hải -  Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, Chủ tịch danh dự VALOMA cho biết, logistics là một ngành rộng không chỉ hoạt động trong nươc mà còn liên quan tới các hoạt động ở nước ngoài. Vì vậy, lĩnh vực đào tạo logistics  không những yêu cầu về số lượng mà còn phải nâng cao về chất lượng từ giáo trình giảng dạy cho đến cơ sở vật chất. Tôi rất vui mừng khi trường Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Thái Nguyên đã mở chuyên ngành đào tạo logistics. Mặc dù mới đầu số lượng đào tạo còn khiêm tốn nhưng tôi tin rằng không xa trường sẽ có những bước tiến xa hơn nữa.

Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa trường Kinh tế và Quản trị kinh doanh, đại học Thái Nguyên với các doanh nghiệp logistics Atalink, Kargo365 và Dolphin Sea Air đã được thực hiện.

Chiều cùng ngày, đoàn các thầy cô giáo, doanh nghiệp logistics và các em sinh viên đã có buổi tham quan trải nghiệm tại Công ty Vật liệu công nghệ cao Masan (mỏ Núi Pháo).

 

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận