Bắc Giang: Thu nhập hàng chục tỷ đồng từ mô hình nuôi cầy vòi mốc

  • 20/07/2023 10:34:30
  • Vân Hồng
  • Kinh tế
  • 0

Nối nghiệp từ người cha với mô hình nuôi cầy vòi mốc, sau 15 anh Phạm Văn Hùng (SN 1986) ở xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, Bắc Giang đã trở thành điển hình làm kinh tế giỏi với thương hiệu Trại cầy Hùng Thoa lớn nhất miền Bắc, cho thu nhập vài chục tỷ đồng/năm.

 

Gắn bó với cầy vòi mốc từ những năm 2006

Năm 2006, nhờ người thân giới thiệu, kết nối bố của anh Phạm Văn Hùng đã biết đến con cầy vòi mốc và mua giống từ Trung Quốc về nuôi. Cầy vòi mốc không khó chăm sóc, lại cho sinh sản nên chẳng mấy mà mô hình của gia đình anh Hùng đã có sản phẩm cung cấp cho bà con trong vùng. Nhưng chẳng may bố anh mất sớm. Muốn giữ gìn sản nghiệp của bố để lại cùng với niềm đam mê anh Hùng đã quyết tâm đầu tư xây dựng mô hình ngày một phát triển.

Khi ấy là năm 2011. Anh Hùng chia sẻ: “Bố tôi khi còn sống rất tâm huyết với con cầy vòi mốc này. Vì thế tôi quyết tâm xây dựng mô hình như ông từng mong mốn. May mắn khi còn sống bố chỉ dạy tôi rất nhiều nên khi tiếp quản tôi không bị bỡ ngỡ”.

Thế là anh Hùng mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng thêm hệ thống chuồng trại. Mới đầu tiếp quản, khó khăn lớn nhất của anh là vốn đầu tư. Anh xoay sở nhờ vay từ bạn bè, người thân và tìm hiểu để tiếp cận chính sách vay vốn từ nhà nước. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương anh đã được vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp. Với nền tảng và kinh nghiệm từ người bố để lại, cùng tư duy dám nghĩ, dám làm mô hình của anh Hùng ngày càng phát triển đem lại hiệu quả kinh tế, không những phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của địa phương mà còn góp phần giảm áp lực săn bắt động vật hoang dã trong môi trường tự nhiên, bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Mô hình nuôi cầy vòi mốc của anh Hùng cho thu nhập 20 - 30 tỷ đồng/năm.Hiện mô hình của anh Hùng gồm hai cơ sở. Cơ sở phía Bắc được phân khu ra 4 trang trại gồm khu nuôi sinh sản, khu nuôi thương phẩm, khu nuôi hậu bị, khu giới thiệu sản phẩm với diện tích khu rộng nhất vào khoảng 17.000 m2. Các khu có được xây dựng sạch sẽ thoáng mát, thêm ao cá, vườn cây đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học. Mô hình có quy mô từ 6 - 7 nghìn con gồm cả cầy giống bố mẹ, giống mới và cầy thương phẩm. Mỗi tháng mô hình cung cấp ra thị trường hàng trăm cặp giống và 3 - 4 tạ cầy thương phẩm.

Cơ sở phía Nam của anh Hùng đặt tại tỉnh Bình Dương chủ yếu để nhân rộng mô hình, cung cấp giống cho người dân. Anh chia sẻ: “ Mô hình của tôi được rất nhiều khách hành không chỉ miền Bắc và miền Nam biết đến. Để khâu vận chuyển cho khách hàng đỡ vất vả tôi làm luôn trang trại tại đó. Khách hàng có thể đến trực tiếp tại cơ sở để lựa chọn dễ dàng hơn”.

Sẵn sàng bao tiêu đầu ra

Khi được hỏi về bí quyết chăn nuôi anh Hùng chia sẻ: “Khâu chọn giống là rất quan trọng. Tôi tiêm vacxim đầy đủ cho con giống và cho ăn cám dành cho gà 1 tháng tuổi. Lớn lên thì chủ yếu là ăn cháo trắng với. Nếu có điều kiện thì có thể cho ăn thêm hoa quả. Đối với chuồng nên làm chuồng với chiều rộng, chiều sâu, chiều sâu cao bằng 80 cm là vừa”.

Theo anh Hùng, mặc dù cầy đuôi mốc có giá trị kinh tế cao, với gần 20tr/cặp giống và khoảng 2,5 triệu/kg thịt thương phẩm, nhưng đầu tư phát triển chăn nuôi loại động vật này không giàu lên ngay được, mà cần có thời gian cùng với sự kiên trì. Anh Hùng lý giải, nước ta là nước nông nghiệp nên nguồn thức ăn dồi dào, môi trường sống phù hợp cho động vật hoang dã sinh trưởng, phát triển thuận lợi. Nhưng do chi phí đầu tư mua con giống cao, chuồng trại phải xây dựng đúng kỹ thuật, việc quản lý, kiểm soát tình hình giống, phòng bệnh trong chăn nuôi hiện chưa có cơ sở đào tạo bài bản mà chủ yếu học tập kinh nghiệm từ người đi trước nên cần có thời gian tích luỹ.

Anh Hùng khuyên những người khởi nghiệp, mới đầu nên tiếp cận từng bước một, không nên đầu tư ồ ạt. Hai năm đầu chỉ nên nuôi 1 đến 2 cặp giống, vừa nuôi vừa học hỏi. Sau đó mới nhân dần lên.

Khi cung cấp giống cho khách hàng anh Hùng sẵn sàng chia sẻ bí quyết nuôi. Đặc biệt, anh cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra cho bà con. “Mặc dù cả nước có nhiều cơ sở nuôi cầy đuôi mốc nhưng hiện vẫn chưa đủ để cung cấp cho thị trường”, anh Hùng cho biết.

Tiếng lành đồn xa, sản phẩm của anh được nhiều khách hàng khắp cả nước biết đến. Nhiều khách hàng tìm đến tận mô hình để học hỏi kinh nghiệm. Ngoài ra, còn có không ít khách hành chỉ biết đến anh qua những video mà anh chia sẻ trên mạng xã hội, đã tin tưởng đặt hàng và được anh chia sẻ kinh nghiệm. Anh không nhớ được mình đã cung cấp giống cho bao nhiêu cơ sở. Hiện mô hình của anh Hùng đem lại thu nhập từ 20 đến 30 tỷ đồng/ năm. Mô hình còn tạo công ăn việc làm cho gần 10 lao động thường xuyên tại địa phương với thu nhập bình quân từ 8 đến 10 triệu/tháng.

“Trên thị trường có hai loại cầy được bán là cầy thuần và cầy rừng. Cầy thuần là những con cầy nuôi tại những trang trại hợp pháp có giấy tờ hợp pháp rõ ràng. Còn cầy rừng là những con cầy được săn bắt, bẫy từ rừng. Đây là con cầy không rõ nguồn gốc và xếp vào loại bất hợp pháp. Khi mang về nuôi dễ mắc bệnh đường ruột, không chữa được. Người nuôi nên lưu ý khi mua tránh nhầm lẫn vừa tiền mất tật mang, lại vừa vi phạm pháp luật”.

                                                                                                                                                                                                                   Anh Phạm Văn Hùng

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận