Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn gặp khó vì tiềm ẩn rủi ro

Theo các chuyên gia, việc đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tiềm ẩn nhiều rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả đầu vào và đầu ra...

 

Theo các chuyên gia, việc đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tiềm ẩn nhiều rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả đầu vào và đầu ra của hàng hóa nông sản, trong khi đó chính sách về bảo hiểm nông nghiệp chưa được triển khai.

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực Nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa diễn ra tại Cần Thơ, nhiều đại biểu nêu bất cập khi chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bởi ngành hàng này tiềm ẩn nhiều rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả đầu vào và đầu ra hay như quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, nhãn hiệu nông sản gắn với thương hiệu chưa phổ biến.

Nông nghiệp vùng ĐBSCL đã đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp tích cực vào GDP của cả nước. Trong đó, nông nghiệp được xem là nền tảng của nền kinh tế vùng ĐBSCL và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của vùng. Các thế mạnh của vùng về lúa gạo, thủy sản, trái cây đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới.

Ngành hàng lúa gạo là một trong những ngành hàng chủ lực ở ĐBSCLTuy nhiên, vùng ĐBCSL vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bởi cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, thông tin liên lạc; trình độ sản xuất, năng suất lao động còn thấp; cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư còn chưa đồng bộ, chưa hấp dẫn nhà đầu tư.

Tại hội nghị một số đại biểu cũng cho rằng, việc đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tiềm ẩn nhiều rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả đầu vào và đầu ra của hàng hóa nông sản, trong khi đó chính sách về bảo hiểm nông nghiệp chưa được triển khai. Vì vậy, chưa thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, nhằm tạo tiềm năng, lợi thế để thu hút đầu tư thực sự hiệu quả, Cần Thơ đã tập trung triển khai thực hiện các chính sách như: Nghị định số 98 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đó là xây dựng Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long tại thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 45 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ. 

Ngành hàng cá tra ở vùng ĐBSCL đóng góp rất lớn vào kinh tế, xã hội của vùngÔng Nguyễn Ngọc Hè cho biết, Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại thành phố Cần Thơ sẽ khuyến khích hình thành mô hình liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp để thiết lập mối quan hệ giữa nơi sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến sản phẩm, xây dựng thương hiệu hàng hóa, góp phần gia tăng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và giá trị gia tăng của sản phẩm với mục tiêu “một điểm đến đa dịch vụ”. Khi đầu tư vào dự án tại Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Vùng ĐBSCL tại thành phố Cần Thơ doanh nghiệp sẽ được hưởng những chính sách, ưu đãi theo quy định.

Ông Nguyễn Ngọc Hè cho biết thêm: "Trung tâm sẽ thu hút các dự án đầu tư chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế đối với sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL. Thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao, công nghệ thông tin, là nơi để để tập trung bảo quản chế biến các sản phẩm nông sản chủ lực của vùng ĐBSCLcó lợi thế; Tính hệ thống hoàn chỉnh về kết cấu hạ tầng giao thông (đường biển, đường bộ, đường hàng không) là nơi kỳ vọng phẩm nông sản của ĐBSCL được vươn nhanh hơn, xa hơn".

Theo ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 10 tháng xuất khẩu nông sản đạt hơn 43 tỷ USD và ngành nông nghiệp đang cố gắng đạt mục tiêu năm nay xuất khẩu 45 tỷ USD. Hiện đã có những dấu hiện khởi sắc, đặc biệt là xuất khẩu rau quả đã đạt gần 5 tỷ USD, vượt dự báo. Còn về xuất khẩu gạo đến nay đạt gần 4 tỷ USD và đến giờ này là lượng gạo vẫn đảm bảo an ninh lương thực trong nước và cân đối xuất khẩu.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết, xuất khẩu thủy sản đã đạt trên 7 tỷ USD và dự báo từ nay đến cuối năm cá tra và tôm sẽ khởi sắc trở lại, hiện đã bắt đầu có những tín hiệu tốt nhưng cũng cần phải đẩy mạnh xúc tiến thương mại để đạt mục tiêu.

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu.Ông Trần Thanh Nam cũng cho biết, quan điểm của Bộ NN&PTNT là đẩy mạnh đầu tư vào logistics nông sản, hiện nay dịch vụ phục vụ cho ngành nông nghiệp thường tập trung vào đối tượng nuôi, còn đầu tư cho quy trình dịch vụ để cung cấp một cách căn bản thì còn nhiều vấn đề. Vì vậy, Bộ đang trình Chính phủ đề án logistics nông sản ngay tại vùng nguyên liệu, trung tâm các thành phố lớn để chế biến sâu, vừa đảm bảo xuất khẩu và trung tâm logistics ở các cửa khẩu với mục đích trữ hàng xuất khẩu nhằm giảm giá thành:

"Bộ Nông nghiệp đang trình Thủ tướng Chính phủ đề án logistics nông sản, trong đó chúng tôi tập trung vào 3 trung tâm lớn. Một là trung tâm logistics ở ngay vùng nguyên liệu để đảm bảo được kho chứa hàng, kho chứa nguyên liệu, rồi dịch vụ tư vấn về luật để giúp cho người nông dân, thì những trung tâm này nằm rải rác ở các quận, huyện.

Trung tâm thứ hai là ở các thành phố lớn để vừa có chức năng chế biến sâu, vừa đảm bảo xuất khẩu. Mô hình thứ ba đó là mô hình ở các cửa khẩu thì chúng tôi cũng làm các trung tâm dịch vụ logistics chủ yếu là trữ hàng để mà xuất sang các nước, chính cái dịch vụ này giảm giá thành rất lớn cho chi phí sản xuất" - Thứ trưởng Trần Thành Nam nêu rõ.

Trao thỏa thuận tìm hiểu hợp tác đầu tư.Để thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn các đại biểu cho rằng, cần phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng vì đây là yếu tố quan trọng thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, nâng cao trình độ sản xuất của nông dân, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đây là yếu tố quan trọng nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tạo sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Ngoài ra, để thu hút và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn cần phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp.

Tại hội nghị các đại biểu đã chứng kiến lễ ký kết ghi nhớ hợp tác đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn giữa một số địa phương và doanh nghiệp. Đây được xem là hướng đi bền vững để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, xanh, sạch, đa dạng và bền vững.

Thanh Tùng-Phạm Hải/VOV-ĐBSCL

 

Bình luận

    Chưa có bình luận