Hiện tăng trưởng xanh đang được các quốc gia lựa chọn là một mô hình ưu tiên.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tại nước ta tăng trưởng xanh hướng tới sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội là một lựa chọn tất yếu. Đây còn là cơ hội để Việt Nam trở thành một quốc gia tiên phong trong khu vực, bắt kịp được xu thế phát triển của thế giới và hướng tới mục tiêu thực hiện thực hóa cam kết đó là đưa rác thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
“Việt Nam đã xác định tăng trưởng xanh là lựa chọn dài hạn để đảm bảo cân đối hài hòa mục tiêu giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính, với sự phát triển và quy mô ngày càng tăng của nền kinh tế. Tăng trưởng xanh thực sự phải là một quá trình chuyển biến về tư duy nhận thức, trong sản xuất, tiêu dùng và lối sống trong tư duy hoạch định chính sách. Đặc biệt cần được cụ thể hóa những giải pháp chuyển đổi xanh dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ đổi mới sáng tạo” - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Nhiều doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay cũng đã nhận thức được việc thực hiện mục tiêu chuyển đổi xanh là yêu cầu bức thiết. Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho rằng, tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của nước ta đang ngày càng nhiều quốc gia đưa ra tiêu chuẩn trong sản xuất xanh. Cùng với đó người tiêu dùng có xu hướng quan tâm nhiều việc bảo vệ môi trường bên cạnh chất lượng và giá cả sản phẩm. Vì thế sản xuất xanh là mục tiêu mà doanh nghiệp phải hướng tới.
“Tổng Công ty May 10, chúng tôi đang xác định sẽ là một nhà sản xuất xanh, dùng năng lượng và nhiên liệu xanh. Thứ hai, dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ xanh, ví dụ như những sản phẩm từ hữu cơ hoặc những sản phẩm tái chế. Thứ ba nữa là chúng tôi sử dụng nhà máy xanh cho người lao động từ môi trường làm việc, hiện nay chúng tôi đang tập trung rất nhiều là tỷ trọng tăng trưởng việc sử dụng sản phẩm xanh đang tăng thêm theo năm” - ông Thân Đức Việt nêu ý kiến.
Theo đánh giá gần đây Ủy ban châu Âu, quy mô thị trường toàn cầu hiện nay các sản phẩm và dịch vụ xanh ước tính đạt trên 5.000 tỷ USD và có thể tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với các thị trường truyền thống. Dự báo đến năm 2030 nền kinh tế xanh thì sẽ tạo ra khoảng 24 triệu việc làm mới trên toàn cầu. Kinh tế xanh mà còn tạo ra cơ hội để thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư vào nhiều lĩnh vực mới như: năng lượng tái tạo, giao thông thông minh, nông nghiệp thông minh, đô thị xanh, công trình xanh, tài chính xanh.
Nguyễn Hằng/VOV1