Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang: Cơ hội cho Việt Nam?

  • 17/05/2019 10:00:00
  • Trần Ngọc
  • Kinh tế
  • 0

Chuyên gia kinh tế nhận định, nhiều khi khủng hoảng ở ngoài lại là cơ hội cho Việt Nam, không nên quá lo khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang.

 

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang: Cơ hội cho Việt Nam?

Chuyên gia kinh tế nhận định, nhiều khi khủng hoảng ở ngoài lại là cơ hội cho Việt Nam, không nên quá lo khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang.

Vòng đàm phán thương mại cuối cùng giữa Mỹ và Trung Quốc vừa kết thúc mà không đạt được bất cứ thỏa thuận nào. Tổng thống Donald Trump quyết định tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc, và tuyên bố sẽ đánh thuế đối với hàng nhập khẩu còn lại (khoảng 325 tỷ USD). Đáp trả, Trung Quốc khẳng định sẽ có những động thái “trả đũa” xứng đáng. Từ ngày 1/6, Trung Quốc đưa ra các mức thuế trả đũa đối với 5.000 loại hàng hóa do Mỹ sản xuất.

Theo các nhà phân tích, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã đến hồi nghiêm trọng, nếu các bên không đạt được thỏa thuận có thể dẫn đến khủng hoảng toàn cầu. Thất bại của cuộc đàm phán thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể sẽ dẫn đến suy giảm trong thương mại và làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới.

Mỹ và Trung Quốc sẽ giảm tốc nhanh hơn Việt Nam

TS. Lê Xuân Sang - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là vấn đề liên quan sát sườn. Chưa biết ai thắng ai, nhưng theo tính toán của ông Sang thì Trung Quốc thặng dư thương mại tăng mạnh.

“Nhiều khi khủng hoảng ở ngoài lại là cơ hội cho Việt Nam, nên không nên quá lo ngại”, TS. Lê Xuân Sang nêu quan điểm.

Còn theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể khiến kinh tế thế giới khủng hoảng. Tuy nhiên, trong khủng hoảng của thế giới thì vĩ mô Việt Nam đang ổn định. Nền kinh tế Việt Nam có độ trễ so với tình hình thế giới, độ trễ này có thể từ 6 tháng đến 1 năm.

“Ví dụ, như năm 2008 khi Mỹ khủng hoảng kinh tế thì Việt Nam vẫn an toàn và Việt Nam cho rằng chúng ta miễn nhiễm với khủng hoảng thế giới. Nhưng sang năm 2009 thì sự ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế là rất lớn”, TS. Nguyễn Trí Hiếu phân tích.

Theo đánh giá của TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, thế giới đang thay đổi, trong đó có nhiều thay đổi gắn với doanh nghiệp. Hội nhập và toàn cầu hóa không chỉ là câu chuyện FTA và CPTPP. Kinh tế tương lai không phải là kéo dài quá khứ, sự phát triển của thế giới không phải là hình sin mà có nhiều điểm gẫy kỳ dị.

Tình hình thế giới bất định, và trong bất định đó có 2 điểm chắc chắn là Mỹ và Trung Quốc sẽ giảm tốc nhanh hơn Việt Nam, TS. Thành chỉ rõ. https://ads.giaminhmedia.vn/www/delivery/lg.php?bannerid=447&campaignid=19&zoneid=77&loc=https%3A%2F%2Fvov.vn%2Fkinh-te%2Fcang-thang-thuong-mai-my-trung-leo-thang-co-hoi-cho-viet-nam-909988.vov&referer=https%3A%2F%2Fvov.vn%2F&cb=ea61ed47be

“Thế giới này biến đổi rất nhanh với nhiều điều chúng ta không biết được sẽ thế nào, như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là sự giật cục của chính sách… và hiện rất lo là quản trị rủi ro kém”, ông Thành nói. https://ads.giaminhmedia.vn/www/delivery/lg.php?bannerid=128&campaignid=17&zoneid=78&loc=https%3A%2F%2Fvov.vn%2Fkinh-te%2Fcang-thang-thuong-mai-my-trung-leo-thang-co-hoi-cho-viet-nam-909988.vov&referer=https%3A%2F%2Fvov.vn%2F&cb=4b55ccbeb0

Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên đây có thể không phải là tin xấu hoàn toàn với Việt Nam và ASEAN. Với mức thuế ngày càng tăng, hàng hoá sản xuất ở Đông Nam Á giờ hấp dẫn hơn với người tiêu dùng Mỹ. 

Nền kinh tế Việt Nam đã bùng nổ ngay cả trước khi diễn ra cuộc chiến thương mại, và được thúc đẩy bởi lĩnh vực sản xuất yêu cầu lực lượng lớn nhân công, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7% trong năm 2018 - mức tăng nhanh nhất trong hơn 1 thập kỷ.

Việt Nam đang trở thành điểm đến ngày càng hấp dẫn với những nhà đầu tư nước ngoài. (Ảnh minh họa)

Ông Adam McCarty, kinh tế gia trưởng của Mekong Economics tại Hà Nội, lưu ý rằng Việt Nam đang trở thành điểm đến ngày càng hấp dẫn với những nhà đầu tư đang rời khỏi Trung Quốc do chi phí lao động tăng cao và mối đe doạ tăng thuế. Dữ liệu của chính phủ trong tháng 4/2019 cho thấy các khoản đầu tư mới đăng ký vào Việt Nam đã tăng 81% và nguồn vốn cho các cơ sở mới tăng 215%.

Nhà phân tích Nick Marro của Economist Intelligence Unit (EIU) cho hay, Việt Nam và Malaysia là hai nước có thể hưởng lợi nhiều nhất khi chiến tranh thương mại leo thang, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cấp thấp như linh kiện trung gian và sản xuất hàng tiêu dùng như điện thoại di động, laptop.

Lĩnh vực công nghệ đóng vai trò lớn trong chiến tranh thương mại bởi hàng điện tử và linh kiện liên quan chiếm lượng lớn nhất trong danh mục nhập khẩu vào Mỹ từ Trung Quốc./.

(Theo Trần Ngọc/VOV.VN)

 

Bình luận

    Chưa có bình luận