Phát triển Châu Á (ABD) với tổng dư nợ cuối kỳ hơn 31.200 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VEC còn nợ Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản 28.960 tỷ đồng và Ngân hàng Thế giới với hơn 5.400 tỷ đồng.
Trong phần báo cáo chi tiết nêu rõ, hầu hết các hợp đồng vay được thực hiện để tài trợ vốn cho các dự án đường cao tốc như Nội Bài – Lào Cai, Long Thành – Dầu Giây, Đà Nẵng – Quảng Ngãi... với thời hạn thanh toán dao động từ 16 đến 40 năm.
Đáng nói, do lượng vay ngoại tệ rất lớn bằng Yên Nhật và USD để đầu tư các dự án nên biến động tỷ giá tác động rất mạnh đến kết quả kinh doanh của VEC. Năm 2018, lỗ chênh lệch tỷ giá của VEC tăng vọt lên gần 2.200 tỷ đồng so với mức 368 tỷ đồng của năm trước, đây là một trong những nguyên nhấn khiến ông trùm đường cao tốc giảm lợi nhuận không phanh.
Ngoài ra, về nợ vay ngắn hạn, VEC đang có khối nợ 12,7 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Đông Sài Gòn. Đồng thời, doanh nghiệp này còn khoản nợ 8.000 tỷ đồng gốc và lãi trái phiếu phải trả Bộ Tài chính.
Cũng trong phần thuyết minh báo cáo tài chính, đến ngày 31/12/2018, VEC ghi nhận gần 900 triệu đồng khoản nợ xấu, trong khi giá trị có thể thu hồi chỉ là 164 triệu đồng. Các khoản nợ xấu tập trung tại các Công ty CP Huy Phương, Công ty TNHH Xây dựng Nhà Đẹp, Công ty CP Beton6...
Cục Thuế TP Hà Nội khẳng định ngoài biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản ngân hàng, Cục Thuế TP Hà Nội không đề nghị các Ngân hàng phong tỏa tài khoản, không thực hiện khấu trừ lương, thu nhập của người lao động... như nội dung VEC phản ánh trong công văn 2398/CV-VEC gửi Bộ Tài chính.
Trong quá trình thực hiện các biện pháp cưỡng chế để đôn đốc thu hồi nợ vào Ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Quản lý thuế, Cục Thuế TP Hà Nội luôn tạo mọi điều kiện để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh để có dòng tiền nộp Ngân sách Nhà nước./.
Phi Long/VOV.VN