- Nơi nào mà chính quyền có quyết định theo kiểu đối phó với sai phạm thì theo tôi nên xem lại năng lực người đứng đầu nơi đó.
- Có phân công lĩnh vực cụ thể ông ơi, ai sai người đó chịu trách nhiệm, chỗ nào kém hiệu lực thì chấn chỉnh chỗ đó. Mà theo tôi, do khối lượng công việc quá nhiều, địa bàn rộng và phức tạp, nên khó mà bao quát hết được. Ví dụ như bảo vệ rừng hay quản lý trật tự xây dựng ở đô thị…
- Thôi, ông nói những việc to tát ấy làm gì, tôi ví dụ vài việc nho nhỏ cũng đủ thấy nhiều quyết định mang tính đối phó. Chẳng hạn như thủ đô Hà Nội làm rào sắt như lô cốt để bảo vệ cây sưa, rồi mới đây ở thành phố Hồ Chí Minh có nơi quấn thảm nhựa cho trụ điện để ngăn ngừa việc dán quảng cáo. Không bàn về hiệu lực của những quyết định mang tính đối phó ấy, chỉ nói riêng về mỹ quan là làm xấu bộ mặt đô thị.
- Về những việc này, có lẽ nên thay cán bộ phụ trách.
- Vâng, thay thế hay điều chuyển cán bộ nếu làm thường xuyên và làm chuẩn thì đã có chuyển biến tốt hơn. Đằng này thỉnh thoảng lại có quyết định mang tính đối phó, chứng tỏ việc dùng người ở những nơi ấy đang có vấn đề.
- Bố trí, sử dụng cán bộ là việc quan trọng nhưng không phải cứ muốn là thay thế hay điều chuyển ngay được. Bởi, trong việc này không làm thận trọng cũng rất dễ sinh ra những quyết định mang tính đối phó./.
Mic