Cả tin và bảo kê khống

Dẫn dắt quan lại sai phạm nhanh hơn xá lị là cái thứ khiến người ta 'đếm mòn cả vân tay'.

- Tôi không tin là với mấy cái giấy giới thiệu, vài cái thẻ phóng viên, cộng tác viên tạp chí này nọ mà có thể dọa doanh nghiệp lấy được tiền, càng không tin có thể mượn cái “oai” ấy để bảo kê xe tải vi phạm.

- Vâng, theo tôi là cần xử lý nghiêm minh theo pháp luật, để các tờ tạp chí này nọ ấy không cấp giấy giới thiệu khống và làm thẻ cho người này người nọ dựa “oai” đi bảo kê khống nữa. Nhưng mà, nói thật, cái “oai” của tạp chí này nọ chưa đủ để bảo kê khống.

- Ông nói phải, là do dân ta cả tin nên dễ bị “hù dọa”.

- Ông nói là dân ta cả tin á? Ừ thì cả tin, nhưng phải có cái gì đó tương tự như xá lị mới có thể dẫn dắt thao túng được tâm lý người ta. Còn mấy cái vụ cưỡng đoạt tiền hay bảo kê khống kia thì người cả tin không phải là dân.

- Ý ông nói trong các vụ ấy người cả tin là quan? Vậy cái gì là xá lị?

- Cái gì thì ai cũng biết rồi còn hỏi. Dẫn dắt quan lại sai phạm nhanh hơn xá lị là cái thứ khiến người ta “đếm mòn cả vân tay” ấy mà.

- Ông tinh đấy, nhưng nay mai chúng rửa tiền qua mạng thì đếm cái gì?

- Ông cả tin thật. Qua mạng khó xóa dấu vết.

- Khó? Vậy con số hơn 16 tỉ USD dân ta bị lừa đảo qua mạng gợi cho ông nghĩ tới điều gì?

- Ừ, biết thế, nhưng khó lần mò cho rõ ra ông à./.

Mic

Bình luận

    Chưa có bình luận