Công nhân đường sắt trên đỉnh đèo Hải Vân

Sửa chữa hay tuần đường sắt là việc gian nan vất vả, độ rủi ro cao và không phải ai cũng đủ sức khỏe, bản lĩnh và lòng kiên trì để theo nghề.

 

Nhắc tới đường sắt Bắc - Nam, mọi người có thể nhớ tới những đoàn tàu đến rồi đi, những sân ga được điểm tên trên địa đồ hành chính. Nhưng, rất ít người biết đến những công nhân đường sắt thầm lặng.

Đường sắt qua đèo Hải Vân - nối thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế là một cung heo hút vào bậc nhất trong hệ thống đường sắt Bắc - Nam. Vì thế, công việc của những công nhân đường sắt ở nơi đèo heo hút gió cũng rất đặc thù. Nhiều thế hệ công nhân tuần đường, tuần hầm, gác cầu, gác ghi... ngày qua ngày âm thầm đếm bước chân mình trên từng thanh ray. Người trẻ nhất vào nghề được 5 - 7 năm, người lâu nhất thì ngoài 30 năm, gắn bó hơn nửa cuộc đời mình trên tuyến đường đèo đặc biệt này.

Sửa chữa hay tuần đường sắt là việc gian nan vất vả, độ rủi ro cao và không phải ai cũng đủ sức khỏe, bản lĩnh và lòng kiên trì để theo nghề. Làm việc trong môi trường khó khăn, vất vả, nhưng hàng chục năm qua, những công nhân vẫn chấp nhận cảnh sống xa gia đình, bám đèo để tuần tra, phát hiện và sửa chữa những đoạn đường sắt hư hỏng, đảm bảo an toàn cho những chuyến tàu qua đèo Hải Vân.

Bảo dưỡng đoạn đường sắt ở cửa hầm số 12 trên đèo Hải Vân.Báo hiệu an toàn tàu qua hầm.Một công nhân vào ca đi tuần ở phía Nam của Cung 2 Tuần đường.5.	Ông Nguyễn Hải Triều, Cung trưởng Cung đường sắt Hải Vân 2 kiểm tra đoạn ray vừa chỉnh sửa. “Chỉ cần nghe, nhìn là biết chỗ nào hư hỏng, mức độ nặng nhẹ ra sao”, ông Triều thổ lộ.Tinh chỉnh những hỏng hóc nhẹ.Mỗi ngày có 4 ban kíp, chia làm 2 ca ngày, 2 ca đêm. Vào ban đêm mỗi ca có 2 công nhân đi tuần.Cung 2 đường sắt Nam Hải Vân dài 19.8km, trong đó 11,7km chiều dài với 127 đường cong uốn lượn. Độ dốc lớn 17 phần ngàn nên hàng năm vẫn xảy ra hiện tượng trôi ray. Công nhân lựa chọn bu lông, đinh vít... chuẩn bị cho ca làm việc mới duy tu bảo dưỡng đường sắt.

Công việc thường ngày.Lái goòng.Đường đi làm về.

 

Bình luận

    Chưa có bình luận