Độc, lạ mô hình nhân giống càng đước ở An Giang

Trong vài năm trở lại đây, có không ít người đã lựa chọn mô hình nhân giống và bảo tồn càng đước, nhưng không phải ai cũng thành công với mô hình này.

 

Là một trong những người đi đầu, chịu khó tìm tòi học hỏi và tự đúc kết kinh nghiệm cho mình, ông Thiệu Văn Đoàn, sinh năm 1977, ngụ ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang đã nhân giống và bảo tồn nhiều cá thể càng đước thành công.

Càng đước không còn là cái tên xa lạ đối với những người làm nghề nuôi trồng thủy sản ở miền Tây Nam bộ. Con càng đước còn có tên gọi khác là rùa răng, rùa vàng. Càng đước chỉ xuất hiện ở khu vực Đông Nam Á và nơi sinh sống chính của chúng chủ yếu là ở các con kênh, rạch, ao, hồ. Càng đước có chiều dài từ 50 - 56cm, trọng lượng từ 7 - 10kg, đầu màu vàng hoặc màu da cam, chân to có màng cứng bao quanh. Có nhiều con càng đước đạt trọng lượng lên tới 15kg. Đây cũng là loại vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng./.

Bể nuôi càng đước được làm bằng xi măng, với mực nước từ 50 - 60cm.

Ông Đoàn cho càng đước ăn.

Nơi sinh sản của càng đước.

 

Trứng càng đước sẽ được chứa trong thùng phủ đất khoảng 4 tháng sẽ nở.

 

Thu hoạch trứng càng đước.

Cho càng đước con vào ngâm nước khi nở được vài ngày.

Thức ăn chính của càng đước con là lá rau muống.

 

Bắt càng đước lên cân.

Càng đước trưởng thành nặng hơn 10kg.

 

 

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận