Chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa Vĩnh Nghiêm là một trung tâm Phật giáo lớn của thời Trần, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam.

 

Chùa Vĩnh Nghiêm, còn được gọi là chùa Đức La, từ lâu đã trở thành một “Đại danh lam cổ tự” nổi tiếng khắp cả nước. Chùa thuộc xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Đây là một trung tâm Phật giáo lớn của thời Trần, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam. Nằm trên một quả đồi thấp, chùa Vĩnh Nghiêm có tổng diện tích khoảng 1ha với lối kiến trúc đăng đối, cân xứng, hài hòa, bao gồm 5 tổ hợp chính là: Tam quan, Tam bảo, Nhà Tổ đệ nhất, gác chuông và Nhà Tổ đệ nhị.

Tương tuyền chùa Vĩnh Nghiêm được khởi dựng vào thời Lý (thế kỷ XI). Cuối thế kỷ XIII, Phật hoàng Trần Nhân Tông cho mở mang, xây dựng nơi đây thành trung tâm Phật giáo lớn của thời Trần, đổi tên chùa là Vĩnh Nghiêm.

Chùa Vĩnh Nghiêm xưa là nơi đào luyện tăng đồ Phật giáo nên là nơi tàng trữ các bộ ván kinh rộng tới 10 gian nhà. Ngày nay có nhiều kệ ván in kinh sử vẫn còn tại chùa. Năm 2012, mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trải qua hơn 700 năm, chùa Vĩnh Nghiêm vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn, trở thành chốn văn hóa tâm linh linh thiêng ở Bắc Giang cho du khách thập phương. Năm 1964, chùa Vĩnh Nghiêm được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Năm 2015, lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa cổ có kiến trúc giàu bản sắc Phật Việt.Trải qua hơn 700 năm hình thành, chùa Vĩnh Nghiêm vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, trở thành chốn văn hóa tâm linh linh thiêng ở Bắc Giang.Hiện nay, kho mộc thư vẫn lưu giữ được 34 đầu sách với gần 3.000 bản khắc.

Trong chùa còn thờ Tượng Phật, tượng các vị Tổ dòng Trúc Lâm, tượng các vị sư Tổ sau này, tượng Hộ pháp, tượng La Hán.

Chùa được công nhận là một trung tâm Phật giáo, nơi trước đây đào tạo tăng đồ cho cả nước.Chùa được công nhận là một trung tâm Phật giáo, nơi trước đây đào tạo tăng đồ cho cả nước.

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận