Người mê cánh yến

Đã 5 năm nay, từ khi lập dự án cứu hộ chim yến Cù Lao Chàm, anh Võ Tấn Phong trở thành 'người cha', 'người mẹ' của hàng ngàn con chim yến non bị rơi khỏi tổ.

 

Với TS. Võ Tấn Phong, trưởng Bộ phận khoa học thuộc Ban quản lý khai thác yến sào Cù Lao Chàm, TP. Hội An, niềm hạnh phúc vô bờ là nhìn những cánh yến từ trứng, và những con chim non bị rơi khỏi tổ được anh cùng các cộng sự nuôi dưỡng trưởng thành, tung bay trên bầu trời rồi hòa nhập với đàn, trở về với thiên nhiên.

Đã 5 năm nay, từ khi lập dự án cứu hộ chim yến Cù Lao Chàm, anh Võ Tấn Phong trở thành “người cha”, “người mẹ” của hàng ngàn con chim yến non bị rơi khỏi tổ. 3 năm trở lại đây, lượng chim yến của 10 hang ở 3 đảo gồm hòn Lao, hòn Tai, hòn Khô sụt giảm mạnh. Để bổ sung cho đàn yến, anh Phong đề xuất ấp trứng yến. Đây là đề tài khoa học cấp tỉnh.

Mỗi lứa, chim yến chỉ đẻ 2 trứng, sau khi nở, chim non lớn lên lấn nhau rơi khỏi tổ. Anh Phong phải dùng lưới che chắn bên dưới để hứng những con chim non bị rơi. Mỗi ngày phải đi thu gom chim non của 10 hang đưa về điểm cứu hộ ở đất liền nuôi dưỡng.

Dự án cứu hộ và ấp nở chim yến có 2 địa điểm. Tại Cửa Đại làm nơi ấp nở, cứu hộ và nuôi chim non. Tại mũi Dứa thuộc hòn Lao làm nơi tập bay cho chim và làm quen với địa hình trước khi được thả hòa nhập với đàn.

Số lượng chim từ ấp trứng, cứu hộ sống và hòa nhập với đàn trong 5 năm qua là gần 7 ngàn con, riêng năm 2022 có 1,2 ngàn con, đạt tỷ lệ đến 92%.

TS Võ Tấn Phong ra tận hang yến cứu hộ.

Chim non lấn nhau chuẩn bị rơi khỏi tổ.

Thu gom chim non rơi một đên ở một hang.

Chân dung TS Võ Tấn Phong.

Làm vệ sinh cho những con chim yến non nớt.

Bón thức ăn cho từng con chim.

Những cộng sự anh Phong giúp cho chim ăn.

Lượng chim non rơi trong một đêm.

TS Võ Tấn Phong kiểm tra sức khỏe cho chim hàng ngày.

Bộ phận kỹ thuật huấn luyện chim bay với địa hình.

Không gian cứu hộ chim yến tại Cửa Đại.

 

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận