Bộ 'Dư địa chí' trên Cửu đỉnh Huế

Hồ sơ 'Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng Hoàng cung Huế' đã được ghi danh là Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào ngày 8/5/2024

 

Hồ sơ “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng Hoàng cung Huế” đã được ghi danh là Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào ngày 8/5/2024 tại Kỳ họp thứ 10 của Ủy ban Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ngày 1/12/2012, 9 chiếc đỉnh đồng triều Nguyễn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 1426 /QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Với những giá trị độc đáo về hình thức, nội dung thông tin, đặc biệt là các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa - xã hội của đất nước Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á, hồ sơ “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng Hoàng cung Huế” đã được ghi danh là Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào ngày 8/5/2024 tại Kỳ họp thứ 10 của Ủy ban Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, diễn ra ở Ulan Bator (Mông Cổ) khi được toàn thể đại biểu của 23 quốc gia thành viên bỏ phiếu thông qua.

Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa đông năm 1835 và khánh thành vào ngày 1/3/1837

Cửu đỉnh là di sản quý giá, là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa - giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp, cũng như nghệ thuật đúc đồng tài hoa của người Việt. Cửu đỉnh còn là biểu tượng của sự thống nhất và trường tồn của triều đại. Mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thụy hiệu của mỗi vị vua triều Nguyễn, lần lượt là Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Chương đỉnh, Anh đỉnh, Nghị đỉnh, Thuần đỉnh, Tuyên đỉnh, Dụ đỉnh và Huyền đỉnh.

Cửu đỉnh được an vị tại sân chầu trước Thế Tổ Miếu, phía sau Hiển Lâm Các trong Đại Nội kinh thành Huế./.

Cửu đỉnh không chỉ thể hiện quyền uy và sự vững mạnh của triều Nguyễn, mà mỗi đỉnh còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, tinh xảo của người xưa.

Cao Đỉnh, đỉnh được đặt tại chính giữa và cao hơn so với 8 đỉnh còn lại, ứng với thụy hiệu của vùa Gia Long.

Các nghệ nhân đúc đồng ở Phường Đúc (TP.Huế) xưa chính là tác giả của Cửu Đỉnh.

“Thiên Tôn Sơn” là núi Thiên Tôn ở thôn Gia Miêu, Thanh Hóa, nơi phát tích của vương triều Nguyễn được đúc nổi trên Cao đỉnh.

Bộ Cửu đỉnh như là một bộ “Dư địa chí” được ghi bằng ngôn ngữ tạo hình như những tập hình đồ với những cảnh đẹp nổi tiếng của đất nước.

Mỗi đỉnh được chạm khắc 17 bức họa tiết và 1 bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí…

Đặc biệt, trên những hình đồ còn thể hiện chủ quyền trên biển tại các vùng Đông Hải (Cao Đỉnh), Nam Hải (Nhân Đỉnh), Tây Hải (Chương Đỉnh).

Họa tiết các chòm sao trên Cửu đỉnh.

 

Bình luận

    Chưa có bình luận