Thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn là quần thể di sản mang kiến trúc của người Chăm Pa cổ, với hơn 70 ngôi đền tháp khác nhau thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

 

Thánh địa Mỹ Sơn là quần thể di sản mang kiến trúc của người Chăm Pa cổ, với hơn 70 ngôi đền tháp khác nhau thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Trong nhiều thế kỷ, Thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chăm Pa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các Thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chăm Pa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực.
Khu Thánh địa gồm nhiều cụm tháp, bố cục mỗi cụm tháp đều có một tháp chính (Kalan) ở giữa và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Kalan thường thờ Linga (sinh thực khí) hay linh tượng Shiva. Mặt trước mỗi cụm tháp là một tháp cổng (Gopura), tiếp đến tiền đình (Mandapa), hạng mục công trình có chức năng là nơi sắp xếp lễ vật và múa hát nghi thức hành lễ. Nghệ thuật kiến trúc đền tháp nơi đây mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ.
Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là Di sản Văn hóa thế giới.

Thánh địa Mỹ Sơn nằm ẩn mình sâu trong thung lũng với núi non trùng điệp bao quanh. Nơi đây từng là địa điểm dùng để cúng tế cũng như đặt các lăng mộ của các các vị vua Chăm Pa xưa.

Mỗi tháp có một chức năng riêng biệt, và thờ những vị thần theo tín ngưỡng của người Chăm Pa.   Trong đó ngôi đền chính tượng trưng cho núi Meru, và các đền phụ sẽ thờ các vị thần trông giữ đất trời.

Nhiều năm qua, khách quốc tế coi nơi đây là điểm đến không thể bỏ qua khi tới tham quan Quảng Nam.

 Kỹ thuật điêu khắc trên gạch của người Chăm.

Toàn bộ cụm di tích Chăm được làm bằng gạch nhưng đến thế kỷ thứ 13 lại xuất hiện một công trình bằng đá và đó là ngôi đền đá duy nhất của di tích Chăm.

Những bia đá phù điêu với kỹ thuật điêu khắc rất phong phú và tinh xảo.

Khu di tích là tổ hợp của hơn 70 công trình kiến trúc và nằm rải rác trên các ngọn đồi trùng điệp, phản ánh văn hóa truyền thống của người Chăm Pa cổ.

 

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận