Tăng cường phòng chống ngộ độc cho người dân vùng sâu, vùng xa

Trong thời gian tới, chúng ta vẫn phải tiếp tục vận động, tuyên truyền đối với các món ăn truyền thống có nguy cơ ngộ độc cao nên từ bỏ như tiết canh, gỏi cá.

 

Hiện nay, ở Việt Nam tại các địa phương có rất nhiều các món ăn truyền thống đã tồn tại qua nhiều thế hệ. Có những món truyền thống quá trình chế biến hầu như không thay đổi từ trước đến nay nhưng nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất ít, ví dụ như các loại bánh truyền thống được hấp, nấu chín, bảo quản lạnh trước khi sử dụng. Tuy nhiên, vẫn còn những món có cách thức chế biến, sử dụng không an toàn như gỏi cá, tiết canh.

Về vấn đề này, Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) đã có nhiều văn bản chỉ đạo địa phương vận động người dân, đặc biệt người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng tiếp cận thông tin hạn chế, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thông qua các già làng, trưởng bản, các vị chức sắc, các tài liệu bằng tiếng dân tộc để người dân thay đổi thói quen không bảo đảm vệ sinh. Qua các hình thức vận động, tuyên truyền này nhiều vụ ngộ độc trước đây đã giảm rõ rệt (Ví dụ như bánh trôi ngô gây tử vong hiện nay đã giảm rất nhiều).

Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị cho bệnh nhân ngộ độc cá chép muối ủ chua ở Quảng Nam. (Ảnh: KT)Trong thời gian tới, chúng ta vẫn phải tiếp tục vận động, tuyên truyền đối với các món ăn truyền thống có nguy cơ cao nên từ bỏ như tiết canh, gỏi cá. Đối với các món truyền thống khác cần vận động, tuyên truyền, hướng dẫn người dân loại bỏ nguy cơ từ việc lựa chọn nguyên liệu, vệ sinh trang thiết bị, chế biến, bảo quản và sử dụng đúng cách để hạn chế tối đa nguy cơ ngộ độc thực phẩm./.

PV

 

 

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận