Châu Âu thêm bất an

Nga rút khỏi Hiệp ước CFE, châu Âu trở nên bất an và bất ổn hơn mặc dù hiện đã đang rất bất an và bất ổn bởi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine...

 

Nga tuyên bố chính thức rút khỏi Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE). Hiệp ước này được ký kết giữa NATO và Liên Xô năm 1990 nhằm hạn chế hai bên triển khai quân đội và vũ khí hạng nặng ở vùng biên giới giữa NATO và các nước thành viên khối Varsaw. Mục đích chính của nó không phải là giải trừ quân bị mà kiểm soát vũ trang, từ đó ngăn ngừa xảy ra xung đột quân sự giữa hai bên ở châu Âu. Ngay sau tuyên bố nói trên, NATO cũng tuyên bố rút khỏi CFE. Châu Âu trở nên bất an và bất ổn hơn mặc dù hiện đã đang rất bất an và bất ổn bởi cuộc chiến ở Ukraine giữa Nga và Ukraine với tất cả những tác động, hậu quả và hệ lụy của nó đối với châu lục, đặc biệt đối với mối quan hệ giữa Nga và Ukraine.

Trên danh nghĩa chính thức, hiệp ước này chỉ vừa mới không còn tồn tại sau khi cả Nga và NATO đều tuyên bố không tuân thủ nó nữa. Trên thực tế, CFE đã bị mất hiệu lực từ lâu bởi khối Varsaw không còn và rất nhiều thành viên trước đây của khối này đã tham gia NATO. Việc mở rộng NATO đã tạo ra tình huống và cục diện chính trị an ninh mới ở châu Âu khiến cho CFE trở nên lỗi thời. Ngay từ năm 2007, Nga đã ngừng tuân thủ CFE và vào năm 2015 đã bộc lộ ý định rút hoàn toàn ra khỏi CFE. Cùng với việc tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Nga cứ dần đổ vỡ, hiện đã đến mức tất cả các thỏa thuận giữa hai bên về giải trừ vũ khí hạt nhân không còn hiệu lực nữa, và với cuộc chiến ở Ukraine, hiệp ước CFE hoàn toàn không còn có được chút cơ may nào nữa để có thể tiếp tục tồn tại. Nói theo cách khác, lẽ ra CFE phải được thay thế bằng một thoảthuận khác giữa Nga và NATO từ rất lâu rồi.Nga rút khỏi Hiệp ước CFE từ ngày 7/11. (Anhr: KT)Giải trừ quân bị và kiểm soát vũ trang đối với cả vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân đóng vai trò rất quyết định đối với việc giảm căng thẳng, gây dựng lòng tin lẫn nhau và hợp tác giữa Nga với NATO nói riêng, giữa Nga với cả khối phương Tây nói chung. Hoà bình, an ninh và ổn định ở châu Âu dựa trên nền tảng ấy. Không có môi trường hoà bình, không có an ninh và ổn định ở châu Âu thì không thể có được sự hợp tác tin cậy và hiệu quả thật sự giữa các bên liên quan ở châu Âu mà chỉ hợp tác thì mới có thể ngăn cản đối đầu về ý thức hệ, ngăn ngừa kịch bản chiến tranh lạnh lại xảy ra ở châu Âu.

Châu Âu hiện tại phải đồng thời giải quyết nhiều vấn đề khó khăn và phức tạp về hoà bình, an ninh, ổn định, kinh tế, xã hội, tôn giáo, môi trường... Việc giải quyết các vấn đề cấp thiết này phụ thuộc ở mức độ rất đáng kể vào diễn biến và kết cục của cuộc chiến ở Ukraine và của mối quan hệ giữa Nga với Mỹ, NATO, EU và các nước khác trong khối phương Tây. Sự đổ vỡ của các tiến trình giải trừ quân bị và kiểm soát vũ trang đối với cả vũ khí thông thường lẫn vũ khí hạt nhân làm cho châu Âu càng khó có thể nhanh chóng giải quyết được ổn thoả các vấn đề trên có liên quan đến hòa bình và chính trị an ninh. Cuộc chiến ở Ukraine sẽ gia tăng mức độ quyết liệt bởi bị tác động trực tiếp từ cuộc đối địch giữa Nga và Mỹ, EU, NATO và đồng minh cũng sẽ thêm quyết liệt sau khi CFE bị huỷ bỏ.

Chạy đua vũ trang và tăng cường tập trung lực lượng và tiềm lực quân sựở vùng ranh giới giữa hai bên sẽ là hệ lụy không còn có thể tránh khỏi. Lòng tin lẫn nhau hiện đã phải nhường chỗ cho nghi ngại, đề phòng và đối kháng lẫn nhau. Châu Âu sẽ phải cần rất nhiều thời gian mới có thể gây dựng lại được mức độ tin cậy lẫn nhau mà hai phe vốn đã từng có được./.

Hoàng Lan

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận