Sẽ thiếu hụt nguồn cung gas từ năm 2020

Từ năm 2022, nguồn khí thiên nhiên của Việt Nam sẽ bắt đầu suy giảm, không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, nên buộc phải nhập khẩu khí hóa lỏng để phát điện.

 

Nguồn cung gas trong nước giảm dần

Theo báo cáo của Bộ Công Thương về tình hình ngành công nghiệp khai khoáng trong nửa đầu năm 2018, khai thác khí đốt thiên nhiên ước đạt 5,3 tỷ m3, tăng 1%; khí hóa lỏng ước đạt 437,6 nghìn tấn, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2017. Điều đó cho thấy, ngành công nghiệp khí đang ngày càng được phát triển, cơ bản đáp ứng yêu cầu, không xảy ra thiếu hụt nguồn cung.


Điện khí gas đang trở thành một xu thế mới

Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại Bộ Công thương vừa có thống kê, tính từ đầu năm đến hết tháng 7, cả nước đã nhập khẩu 871.700 tấn khí hóa lỏng, trị giá 497,6 triệu USD, tăng 6,7% về lượng và 26,8% về trị giá so với cùng kỳ 2017. Phó Trưởng phòng Phân phối hàng hóa và Dịch vụ thương mại, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, Đỗ Trọng Hiếu cho biết thị trường kinh doanh khí gas hóa lỏng tại Việt Nam tăng trưởng trên 12% trong 5 năm gần đây.

Trong khi đó sản lượng khí gas hóa lỏngsản xuất trong nước được cung cấp từ Nhà máy GPP Dinh Cố và Nhà máy Lọc dầu Dung Quất với sản lượng khoảng 750.000 tấn/năm, chỉ chiếm khoảng 45% nhu cầu khí gas hóa lỏng của Việt Nam. Còn lại khoảng 55% nhu cầu khí gas hóa lỏng của Việt Nam đượcnhập khẩu từ thị trường các nước như Trung Quốc, Quata, Arập Xêút và Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất.Trong đó, Trung Quốc là thị trường cung cấp khí hóa lỏng lớn nhất của Việt Nam với hơn 36% tổng lượng khí gas hóa lỏngcủa cả nước.

Các chuyên gia dự báo, trong 30 năm tới, năng lượng truyền thống như gas vẫn giữ vai trò quan trọng. Tuy nhiên, dự kiến đến năm 2020, Việt Nam bắt đầu sử dụng khí gas hóa lỏng phục vụ cho mục đích phát điện do đó nguồn cung gas sẽ bị thiếu hụt. Bà Ngô Thúy Quỳnh, Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than, Bộ Công Thương cho biết, các mỏ khí của Việt Nam hiện nay đủ đáp ứng 100% nhu cầu trong nước, nhưng từ sau năm 2022 dự báo sẽ suy giảm. Chưa kể, khí thiên nhiên hiện không dư thừa để hóa lỏng, chỉ đủ cung cấp cho các nhà máy điện thông qua đường ống dẫn, có bao nhiêu dùng hết bấy nhiêu. Do đó, tương lai chúng ta sẽ phải nhập khẩu khí hóa lỏng để đáp ứng nhu cầu trong nước, đặc biệt là sản xuất điện tại các nhà máy điện khí.

 

Giải pháp nào cho thiếu hụt nguồn cung gas?

Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2035 chỉ rõ, giai đoạn 2021-2025 sẽ nhập khẩukhí gas hóa lỏng là 1 - 4 tỷ m3/năm; giai đoạn 2026-2035 là 6 - 10 tỷ m3/năm; Tiếp tục phát triển thị trường điện là thị trường trọng tâm tiêu thụ khí với tỷ trọng 70 - 80% tổng sản lượng khí, đáp ứng nguồn nhiên liệu khí đầu vào để sản xuất điện.Tiêu thụ khí gas giai đoạn 2016 - 2020 dự kiến đạt khoảng 11 - 15 tỷ mét khối/năm, giai đoạn 2021 - 2025 đạt 13 - 27 tỉ mét khối/năm.

Ông Nguyễn Quyết Thắng, Phụ trách Ban Thị trường, Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV Gas) cho biết, sau gần 20 năm khai thác các nguồn khí trong nước sẽ suy giảm dần trong thời gian tới. Theo ông Thắng, theo quy hoạch đến năm 2020, tỉ trọng điện khí gas chiếm khoảng 16% tổng sản lượng khí gas của cả nước. Đến năm 2025, con số này tăng lên 19%. Để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn cung khí gas trong nước, ông Thắng cho rằng, ngoài việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác các nguồn khí trong nước, việc cấp thiết bổ sung nguồn khí nhập khẩu bằng đường ống và nhập khẩu khí gas hóa lỏng là những giải pháp cấp bách. Do vậy, việc cần thiết phải phát triển hạ tầng để nhập khẩu khí gas hóa lỏng.

Ông Thắng cho biết thêm, để đối phó với tình trạng thiếu hụt gas trong tương lai, hiện nay, PV Gas đang tích cực triển khai các dự án nhập khẩu khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG)phục vụ cho các nhà máy điện như dự án LNG Thị Vải (sẽ hoàn thành vào tháng 6/2022, cung cấp điện cho nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4), dự án kho cảng nhập khẩu LNG Sơn Mỹ đang được triển khai và dự kiến hoàn thành vào năm 2023. Đó là những giải pháp cấp bách đang được PV Gas triển khai.

Các chuyên gia cho rằng, trong khi các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời và điện gió, điện than còn nhiều hạn chế thì nguồn năng lượng sạch như điện tái tạo, điện khí gas đang trở thành một xu thế mới và Việt Nam không nằm ngoài xu thế này. Việc phát triển điện từ LNG trong tương lai là rất cần thiết, giúp đảm bảo môi trường.

Song các chuyên gia cũng lo ngại, việc phát triển điện khí gas còn nhiều rào cản, đặc biệt là chính sách. Theo bà Ngô Thúy Quỳnh, Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than, Bộ Công Thương, đầu tư vào khí gas hóa lỏng vẫn còn rất mới ở Việt Nam do đó chưa có chính sách thu hút các nhà đầu tư. Chi phí đầu tư còn cao càng khiến lĩnh vực vực này kém hấp dẫn nhà đầu tư./.

Bà Ngô Thúy Quỳnh, Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than, Bộ Công Thương: Bộ Công Thương đã trình Chính phủ chính sách chuyển ngang giá LNG nhập về sang giá điện để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư. Thủ tướng đã giao Bộ Công Thương xây dựng đề án về thị trường khí và Bộ đã xây dựng đề án năng lượng cạnh tranh, cân bằng giữa dầu, khí và điện.
 

Bình luận

    Chưa có bình luận