Hệ giá trị văn hóa phải được xây dựng từ thực tiễn

Nếu quan tâm đúng mức đến tính thực tiễn của hệ giá trị văn hóa sẽ khắc phục được căn bệnh 'chung chung", hô hào, hình thức trong xây dựng hệ giá trị văn hóa.

 

Giá trị, hệ giá trị văn hóa có vài trò vô cùng quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mà Đảng ta đã đề ra. Đó là nhận định chung của nhiều đại biểu tham dự Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới” diễn ra ngày 29/11 vừa qua tại Hà Nội.

Cần nhìn nhận lại việc xây dựng hệ giá trị văn hóa hiện nay

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa, hệ giá trị văn hóa hình thành trong tư duy của con người, thể hiện ra bằng triết lý, chuẩn mực, phương châm sống và có chức năng cơ bản là định hướng đánh giá, điều chỉnh hành vi cũng như những quan hệ xã hội, theo đó hệ giá trị là một hệ thống phức tạp của những chiều tương tác, quan hệ, tác động ảnh hưởng, du nhập, giao lưu,...

Trong bối cảnh xã hội dương đại với sự gia tăng của toàn cầu hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, hệ giá trị văn hóa ở Việt Nam ngày càng trở nên phức tạp với sự cùng tồn tại của hệ giá trị truyền thống, hệ giá trị mới, hệ giá trị phổ quát, hệ giá trị đặc thủ, hệ giá trị cốt lõi, hệ giá trị phái sinh,... Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay, xung đột giá trị, thậm chí khủng hoảng giá trị, "sốc" giá trị cũng đã xảy ra càng làm gia tăng thêm tinh phức tạp nhưng cũng làm lộ rõ sự cần thiết phải nhìn nhận lại việc xây dựng hệ giá trị văn hóa hiện nay.

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm phân tích, qua văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng và Cương lĩnh xây dựng đất nước qua các thời kỳ, Đảng ta đã từng bước định hình rõ nhiệm vụ sáng tạo, hoàn thiện, đúc kết, nghiên cứu, triển khai xây dựng hệ giá trị văn hóa. Theo đó, hệ giá trị văn hóa mang tỉnh khái quát được đề cập là: dân tộc, nhân văn, dân chủ, pháp quyền và khoa học và 7 đặc tính cơ bản được xác định là những chuẩn mực giá trị của con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.

“Có thể nhận thấy, tên gọi các hệ giá trị văn hoá, con người Việt Nam được xem là đã có sẵn và các hệ giá trị được xác định cần xây dựng đều là các mỹ từ, nghe rất hay, rất quen thuộc, tạo cảm giác như chúng ta đã có hết rồi song thực tế lại không hẳn như vậy. Dường như những khái quát này vẫn chưa ghi nhận/phản ánh hết được những hệ giá trị văn hóa đa dạng mà các nhóm địa phương, tộc người trên cả nước đang thực hành trong thực tế cuộc sống thường ngày của họ. Điều này khiến các hệ giá trị văn hóa được xác định vẫn chưa thực sự gắn với thực tiễn, chưa đi vào cuộc sống mà chủ yếu tồn tại trên sách vở, trong các văn bản chính sách, trên các diễn đàn và các diễn ngôn truyền thông, tuyên truyền. Hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực giá trị con người Việt Nam mà Đảng ta xác định chính là xác định việc xây dựng để có được những hệ giá trị đó, là khát vọng, là mục tiêu muốn đạt được mà không phải là những hệ giá trị có sẵn hay đang được thực hành phổ biến trong xã hội”, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm nhận định.

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm cho rằng, nếu quan tâm đúng mức hơn đến tính thực tiễn của hệ giá trị văn hóa, chúng ta sẽ khắc phục được căn bệnh “chung chung", hô hào, hình thức trong xây dựng hệ giá trị văn hóa. Tính thực tiễn ở đây là hệ giá trị văn hóa phải được xây dựng từ thực tiễn và rồi phải được thực hành sâu, rộng trong thực tiễn, trở thành lối sống thói quen, tập tính hằng ngày của con người. Chỉ có như vậy, việc xây dựng hệ giá trị văn hóa mới được xem là đạt hiệu quả.

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa.Các giá trị văn hóa có thể khiến quốc gia phát triển hưng thịnh

PGS.TS Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản đánh giá, giá trị văn hóa có vai trò quan trọng cho sự phát triển của mỗi cộng đồng, quốc gia - dân tộc. Thực tiễn lịch sử phát triển của một số quốc gia cho thấy, các giá trị văn hóa của một quốc gia có thể khiến quốc gia đó phát triển hưng thịnh, song cũng có thể là nhân tố kìm hãm sự phát triển. Các giá trị văn hóa của Nhật Bản là nhân tố quan trong cho sự phục hồi, phát triển vượt bậc của nước này trong thời Minh Trị hay sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tuy nhiên, cũng có một số giá trị văn hóa là yếu tố cản trở, kìm hãm sự phát triển của một số quốc gia ở châu Phi Cộng đồng quốc gia nào không coi trọng các giá trị văn thì sớm hay muộn, cộng đồng đó, quốc gia đó cũng có sự suy thoái. Ở đâu diễn ra sự khủng hoảng về giá trị văn hóa thì ở đó xã hội không thể phát triển lãnh mạnh, bền vững. Do đó, xác định chính xác các giá trị văn hóa chủ đạo của quốc gia, tìm kiếm biện pháp để xây dựng, phát huy các giá trị đó là công việc cần thiết ở mỗi quốc gia, dân tộc, nhất là ở những giai đoạn lịch sử có sự biến chuyển.

PGS.TS Đoàn Minh Huấn phân tích: Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý đặc thù và lịch sử của quá trình dựng nước và giữ nước đã hình thành nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc, thể hiện sự thống nhất trong da dạng của văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Chúng được xây dựng, củng cố qua hàng nghìn năm lịch sử, thể hiện qua các di sản văn hóa, giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, phong cách tư duy và hoạt động của mỗi cá nhân, cộng đồng.

Theo các nhà khoa học, dân tộc Việt Nam có một hệ giá trị văn hóa đa dạng và phong phú, như lòng yêu nước tinh thần đoàn kết, nhân ái, cần cù, tiết kiệm,.... Các giá trị văn hóa này đã trở thành động lực, cội nguồn sức mạnh để dân tộc Việt Nam vượt qua bao thứ thách của thiên nhiên khắc nghiệt, của giặc ngoại xâm để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, to đẹp hơn, đàng hoàng hơn và có vị thế quan trọng trên trường quốc tế.

Theo đó, có thể thấy, trong giai đoạn hiện nay, các giá trị văn hóa Việt Nam cần xây dựng là dân tộc, dân chủ, nhân văn và khoa học. Về mặt thực tiễn, bên cạnh mục tiêu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang hưởng tới, việc xây dựng nền văn hóa với các giá trị dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học là phù hợp khi Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư...

PGS.TS Đoàn Minh Huấn cho rằng, các giá trị dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học cần được thể hiện sâu sắc trong các hoạt động của con người, trong tư duy, lối sống, trong ứng xử của con người với con người, con người với tự nhiên và với chính bản thân mình; trong các sản phẩm văn hóa, các tác phẩm văn học, nghệ thuật,...

“Xây dựng và phát huy các giá trị dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học sẽ thúc đẩy những yếu tố tích cực, tiến bộ mà nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, khoa học công nghệ… mang lại; đồng thời hạn chế những khiếm khuyết, những tác động tiêu cực mà chúng gây ra, như sự vong bản, lai căng, mất gốc, chủ nghĩa vị kỷ, độc đoán, gia trưởng, phi nhân tính…”, PGS.TS Đoàn Minh Huấn khẳng định.

Để xây dựng nền văn hóa Việt Nam với các giá trị dân tộc, dân chủ, nhân văn và khoa học trong giai đoạn hiện nay, PGS.TS Đoàn Minh Huấn đề xuất cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu:

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trong xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam hiện nay; đẩy mạnh công tác giáo dục các giá trị văn hóa; phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; tăng cường các nguồn lực trong quá trình xây dựng và phát huy giá trị văn hóa Việt Nam; kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

PGS.TS Đoàn Minh Huấn cho rằng, hợp tác, giao lưu, tiếp biến văn hóa là một trong những yếu tố để các giá trị văn hóa quốc gia được xây dựng và phát huy. Lịch sử phát triển nền văn hóa, các giá trị văn hóa Việt Nam là quá trình các giá trị văn hóa dân tộc tiếp thu tỉnh họa văn hóa của phương Đông và phương Tây. Hợp tác quốc tế tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại cần dựa trên đặc điểm, nhu cầu của đất nước, có sự bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm, nhu cầu phát triển của đất nước.

Không chỉ tiếp thu mà trong quá trình này, Việt Nam cần quảng bá các giá trị văn hóa đất nước đến với các quốc gia trên thế giới, thông qua giao lưu, trao đổi học thuật thông qua các sản phẩm văn hóa thể hiện tính độc đáo, bản sắc sức sáng tạo của dân tộc, con người Việt Nam. Bởi để xây dựng và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam không có gì vũng chắc, bền vững hơn khi dòng thời với việc người dân trong nước xem như là phương thức điều tiết, định hướng trong các hoạt động thì các giá trị văn hóa Việt Nam được các cộng đồng quốc gia khác trên thế giới đón nhận./.

Hà Phương/VOV.VN

 

Bình luận

    Chưa có bình luận