Sau lễ thông xe, người dân đi lại thế nào qua hầm chui Lê Văn Lương?

Hầm chui Lê Văn Lương là dự án giao thông trọng điểm góp phần giảm ùn tắc, đảm bảo trật tự giao thông cho trung tâm thành phố Hà Nội.

 

Sáng nay (5/10), UBND TP Hà Nội tổ chức Lễ thông xe hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3, trị giá 700 tỷ sau khoảng 2 năm thi công.

Hầm chui Lê Văn Lương là dự án giao thông trọng điểm không chỉ góp phần giảm ùn tắc, đảm bảo trật tự giao thông cho trung tâm thành phố Hà Nội mà còn đáp ứng lưu lượng giao thông tăng cao trong tương lai.

Ngay trong giờ cao điểm sau lễ thông xe, các phương tiện lưu thông trên trục đường Tố Hữu ùn ùn di chuyển xuống hầm chui Lê Văn Lương.

Dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 là một trong những dự án thuộc danh mục các công trình trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng cho giao thông Thủ đô. Sau lễ thông xe, theo phương án phân luồng của Sở GTVT Hà Nội, phương tiện được đi hai chiều trên nút giao hầm chui Lê Văn Lương - vành đai 3 theo hướng đường Lê Văn Lương đi Tố Hữu và ngược lại.

Theo đó, các phương tiện tham gia giao thông đường bộ đi theo hai chiều trên nút giao hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 theo hướng đường Lê Văn Lương đi Tố Hữu và ngược lại.

Cấm các phương tiện gồm xe thô sơ và người đi bộ, các loại phương tiện có chiều cao quá 4.75 m đi qua hầm chui. Người đi bộ và các phương tiện trên lưu thông qua khu vực nút giao trên hầm chui theo hướng dẫn của hệ thống biển báo, sơn kẻ, đèn tín hiệu giao thông theo quy định.

Cùng đó, đối với khu vực trung tâm nút giao Khuất Duy Tiến, các phương tiện lưu thông trên đường Khuất Duy Tiến không được phép rẽ trái đi Lê Văn Lương hoặc Tố Hữu. Các phương tiện đi theo hướng, đi thẳng qua nút giao, quay đầu tại 2 điểm mở dải phân cách trên đường Khuất Duy Tiến và rẽ phải đi Lê Văn Lương hoặc Tố Hữu.

Theo quy định, xe thô sơ, người đi bộ, phương tiện cao quá 4,75 m không được đi qua hầm chui Lê Văn Lương. Làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh BRT qua đoạn đường này cũng được khôi phục theo hiện trạng trước khi thi công hầm chui.

Các phương tiện từ Lê Văn Lương, Tố Hữu đi đường Khuất Duy Tiến lưu thông qua khu vực nút giao theo hướng dẫn của hệ thống biến báo, sơn kẻ, đèn tín hiệu giao thông theo quy định. Phương tiện trên đường Khuất Duy Tiến (Vành đai 3) không được phép rẽ trái đi đường Lê Văn Lương hoặc Tố Hữu mà phải đi thẳng qua nút giao, quay đầu tại hai điểm mở dải phân cách trên đường Khuất Duy Tiến và rẽ phải đi đường Lê Văn Lương hoặc Tố Hữu. Xe thô sơ, người đi bộ, phương tiện cao quá 4,75 m không được đi qua hầm chui Lê Văn Lương.

Tổ chức làn dành riêng cho xe buýt nhanh BRT trên tuyến đường Lê Văn Lương - Tố Hữu cũng được khôi phục theo hiện trạng trước khi thi công hầm chui.

Sở GTVT TP Hà Nội giao Ban QLDA Đầu tư xây dựng Công trình giao thông thành phố, tư vấn thiết kế và đơn vị nhà thầu, kiểm tra, hoàn thiện hệ thống hạ tầng phục vụ hướng dẫn điều hành giao thông thuộc phạm vi thực hiện dự án (bao gồm: mặt đường, vỉa hè, đảo giao thông, đèn tín hiệu giao thông, dải phân cách, biển báo, sơn kẻ tổ chức giao thông...).

Đồng thời, hoàn thiện đầy đủ hồ sơ của dự án theo đúng quy định và trình Sở GTVT xem xét và ra thông báo tổ chức giao thông chính thức. Phối hợp với các lực lượng chức năng của thành phố trong việc theo dõi, rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời hệ thống biển báo, sơn kẻ, pha đèn tín hiệu giao thông, xén hè mở rộng mặt đường, xén dải phân cách giữa... đảm bảo hướng dẫn giao thông thuận tiện và an toàn giao thông sau khi thông hầm tại khu vực trung tâm nút giao Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến, Lê Văn Lương - Hoàng Đạo Thuý, Tố Hữu - Lương Thế Vinh và các nút giao lân cận.

Trung tâm quản lý giao thông công cộng chủ trì phối hợp với các đơn vị vận tải xe buýt tổ chức điều chỉnh luồng tuyến, điểm dừng xe buýt trên tuyến cho phù hợp với hiện trạng hạ tầng khu vực nút sau khi thông hầm vượt và nhu cầu đi lại của người dân.

Thanh tra Sở GTVT có trách nhiệm phối hợp với Phòng CSGT - Công an Thành phố, Công an và UBND quận Thanh Xuân, Hà Đông và phường sở tại để tổ chức hướng dẫn cho các phương tiện tham gia giao thông khu vực nút và các tuyến đường lân cận trong thời gian diễn ra Lễ thông xe và 15 ngày tiếp theo./.

Hầm chui Lê Văn Lương là dự án giao thông trọng điểm không chỉ góp phần giảm ùn tắc, đảm bảo trật tự giao thông cho trung tâm thành phố Hà Nội mà còn đáp ứng lưu lượng giao thông tăng cao trong tương lai.

Hầm chui có kết cấu bê tông cốt thép, xây dựng trực thông theo hướng đường Lê Văn Lương. Tổng chiều dài hầm và gờ chắn hai đầu là 475m, trong đó hầm kín dài 95 m, hầm hở và gờ chắn dẫn vào hầm kín dài 380m (mỗi bên 190m). Tổng mức đầu tư 698 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP.

Mặt cắt ngang gồm hai hầm riêng biệt, mỗi hầm rộng 7,75m, gồm hai làn xe cơ giới, mỗi làn rộng 3,5m. Phần hầm hở mỗi chiều rộng 7,75m, phân cách hai chiều bằng dải phân cách rộng một mét.

Dự án được khởi công tháng 10/2020, nhà thầu thi công là Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco4 - Công ty cổ phần Fecon - Công ty cổ phần Thương mại, tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng.

Song song với việc làm hầm chui, đơn vị thi công đã xén hè mở rộng đường Lê Văn Lương với chiều dài trên 300m; xén hè mở rộng đường Tố Hữu khoảng 400m.

Theo VOV.VN

 

Bình luận

    Chưa có bình luận