Thanh Hóa: 'Điểm sáng' của cả nước trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững

Từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của mỗi người dân, công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực.

 

Có thể khẳng định, từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của mỗi người dân, công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Trong đó, đời sống người dân từng bước được cải thiện toàn diện, đưa Thanh Hóa trở thành “điểm sáng” của cả nước trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.

“Đi cùng và đi trước” trong giảm nghèo bền vững

Triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo, Thanh Hóa là một trong những địa phương đi đầu trên cả nước với quan điểm “đi cùng và đi trước”. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa đang triển khai 3 chương trình Mục tiêu Quốc gia về Xây dựng nông thôn mới; Giảm nghèo bền vững; Phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Giai đoạn 2021-2025, Thanh Hóa đặt mục tiêu: Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm theo tiêu chí mới từ 1,5% trở lên. Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân hằng năm 3% trở lên. Phấn đấu 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thành lập, kiện toàn ban chỉ đạo thực hiện các chương trình Mục tiêu Quốc gia trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025. Các đơn vị cấp huyện và cấp xã đã thành lập, kiện toàn ban chỉ đạo các chương trình  cấp huyện, cấp xã; thành lập ban quản lý cấp xã, ban phát triển thôn, bản; tạo sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chương trình giữa các cấp, các ngành. Căn cứ hướng dẫn của Trung ương, UBND tỉnh Thanh Hóa đã kịp thời chỉ đạo cơ quan thường trực các chương trình MTQG, cơ quan liên quan khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để thống nhất triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.

Trái ngọt từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.

Đối với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh đã chỉ đạo cơ quan thường trực chương trình là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) phối hợp với các ngành có liên quan, các cơ quan được giao chủ trì thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần ban hành đầy đủ, kịp thời văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện chương trình.

Trong thời gian qua, công tác điều phối, phối hợp và phân cấp trong quản lý, điều hành thực hiện các chương trình MTQG đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, thực hiện. UBND tỉnh đã phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho các ngành chủ trì thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Ủy ban MTTQ và các huyện, thị xã, thành phố ký kết chương trình phối hợp với Sở LĐ,TB&XH và UBND cấp huyện để thực hiện. Các sở, ngành cấp tỉnh đã thực hiện các hoạt động kiểm tra và giám sát độc lập việc thực hiện các chương trình, chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình.

Cùng với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, Thanh Hóa đã huy động lồng ghép các nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, trong đó có nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn sự nghiệp thuộc 3 chương trình MTQG. Cùng với đó, MTTQ các cấp triển khai phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” và thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, công tác vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” có hiệu quả, thu hút nhiều doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tầng lớp Nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia. Các địa phương thực hiện tín dụng chính sách xã hội hỗ trợ giảm nghèo. Nhờ nguồn tín dụng chính sách, trong gần 3 năm (2021-2023) đã có hơn 20.000 hộ thoát nghèo nhờ vay vốn tín dụng chính sách; hỗ trợ vốn vay để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm mới cho trên 25.900 hộ vay và người lao động; giúp gần 1.996 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; 4.511 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để trang trải chi phí học tập, tiếp tục theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp...

Các dự án hỗ trợ  sản xuất cho người nghèo được triển khai có hiệu quả, tạo sự tin tưởng và có sức lan tỏa rộng lớn.

Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg, ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, ngày 21/3/2022, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 77/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Nhiều dự án thành phần thuộc chương trình giai đoạn 2021-2025 đã và đang được triển khai tại các địa phương.

Trong đó, Dự án 1 hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thanh Hóa có 3 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, gồm: xã Nghi Sơn, xã Hải Hà thuộc thị xã Nghi Sơn; xã Ngư Lộc thuộc huyện Hậu Lộc; phấn đấu đưa Thường Xuân, Bá Thước thoát khỏi huyện nghèo.

Nhiều mô hình hỗ trợ sản xuất đã giúp người dân thoát nghèo.

Dự án 2 thực hiện đa dạng hóa sinh kế và phát triển mô hình giảm nghèo. Đã có nhiều mô hình được triển khai tại các địa phương. Tiêu biểu như dự án nuôi lợn nái tại Quan Hóa; chăn nuôi vịt Cổ Lũng tại Bá Thước; trồng cây dược liệu tại Lang Chánh; bảo tồn và phát triển vùng nguyên liệu dong riềng kết hợp với miến dong Thuận Tâm tại Cẩm Thủy; dự án trồng lúa nếp hạt cau tại Vĩnh Lộc...

“Trái ngọt” từ chương trình MTQG giảm nghèo bền vững…

Về xã Thanh Kỳ - một xã đặc biệt khó khăn của huyện Như Thanh, nếu như trước đây, đường giao thông đi lại khó khăn, gập ghềnh thì nay đường vào các thôn, bản đã được đầu tư, giao thương của người dân thuận lợi hơn. Đặc biệt, từ việc thụ hưởng các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cùng sự nỗ lực vươn lên của mỗi người dân, Thanh Kỳ đang khởi sắc từng ngày, nỗ lực về đích NTM.

Ông Nguyễn Trọng Viện, Chủ tịch UBND xã Thanh Kỳ cho biết: Thanh Kỳ có hơn 1.100 hộ, trên 80% là đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước hỗ trợ thông qua các chương trình, dự án mà cơ sở hạ tầng thiết yếu của xã được đầu tư, an sinh xã hội được đảm bảo, nhiều hộ dân được hỗ trợ phát triển kinh tế, sản xuất. Đặc biệt, từ chương trình MTQG, nguồn ngân sách từ huyện, xã và sự huy động xã hội hóa, đóng góp của mỗi người dân, đến nay nhiều công trình giao thông, nhà văn hóa, nước sạch... đã được đầu tư xây dựng; nhiều hộ dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ sinh kế, an sinh xã hội của địa phương được đảm bảo. Thu nhập bình quân đầu người từ 13 triệu đồng/người vào năm 2010 đã lên 39 triệu đồng/người năm 2022. Hiện nay, Thanh Kỳ còn 81 hộ nghèo, 56 hộ cận nghèo. Tỷ lệ nghèo đa chiều ước năm 2023 còn hơn 12,3%; thu nhập bình quân đầu người ước 46 triệu đồng/người/năm 2023.

Không chỉ riêng xã Thanh Kỳ, mà nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang nhận được sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương, của mỗi người dân... diện mạo nông thôn, đời sống người dân ngày càng khởi sắc. Hiện nay, Thanh Hóa đang triển khai 3 chương trình MTQG về XDNTM giảm nghèo bền vững; phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Giai đoạn 2021-2025, Thanh Hóa đặt mục tiêu: Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm theo tiêu chí mới từ 1,5% trở lên. Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân hằng năm 3% trở lên. Phấn đấu 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hoá tham luận tại hội nghị sơ kết giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

 Tại hội nghị sơ kết giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025,ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong nhiều năm qua, tỉnh Thanh Hóa luôn xác định nông nghiệp và xây dựng NTM là một chương trình trọng tâm. Do vậy tỉnh Thanh Hóa đã triển khai kịp thời các chỉ đạo của Trung ương trên quan điểm nông nghiệp – nông dân – nông thôn. Các cơ chế chính sách và một số chính sách đặc thù để khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, cây, con, nhân lực để phát triển nền nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh. Trong 3 năm xây dựng NTM đến nay đã có 13 huyện, thị, thành phố đạt chuẩn NTM, 359 xã đạt chuẩn NTM, 81 xã đạt NTM nâng caao, 14 xã NTM kiểu mẫu, 420 sản phẩm Ocop trong đó có 1 sản phẩm Occop đạt 5 sao, 56 sản phẩm Occop đạt 4 sao, 263 sản phẩm đạt 3 sao. Trong nửa đầu hành trình giảm nghèo bền vững, thành công lớn nhất là nâng cao nhận thức, khơi dậy khát vọng vươn lên của các hộ nghèo khu vực nông thôn".

*****

 

 

“Theo báo cáo đánh giá giữa kỳ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành ngày 4/10/2023: Tính đến ngày 30/9, tổng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 phân bổ cho tỉnh Thanh Hóa thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững là 1.640 tỷ 539 triệu đồng. HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các nghị quyết, quyết định phân bổ 100% kế hoạch vốn cho các đơn vị, địa phương. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của các đơn vị, các địa phương và Nhân dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm 1,79%, vượt kế hoạch đề ra 1,5%/năm. Ước tính năm 2023 giảm còn 3,49% vượt mục tiêu do Trung ương, tỉnh đề ra”, ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá.

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận