Nét xưa làng nghề mộc Kim Bồng

Từ nghề đóng ghe bầu truyền thống xưa, các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng qua nhiều thăng trầm, khó khăn, biến cố vẫn giữ nghề xưa từng một thời vang bóng.

 

Từ nghề đóng ghe bầu truyền thống xưa, các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng qua nhiều thăng trầm, khó khăn, biến cố vẫn giữ nghề xưa từng một thời vang bóng.

Làng nghề mộc Kim Bồng có lịch sử hơn 600 năm với nghề đóng ghe bầu, làm đồ gỗ nội thất, điêu khắc gỗ, làm nhà gỗ...

Các công trình nghiên cứu ghi lại, lịch sử làng nghề mộc Kim Bồng bên bờ sông Thu Bồn (xã Cẩm Kim, TP. Hội An) gắn liền với lịch sử phát triển khu phố cổ Hội An, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ XVII và XVIII. Đến thế kỷ XIX, do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng.

Thời kỳ hưng thịnh, các đoàn buôn bán của người dân Cẩm Nam, Thanh Hà, Sơn Phong, Cẩm Phô, Cẩm An (Hội An) hay Trà Nhiêu (Duy Vinh, Duy Xuyên) cưỡi sóng biển bằng ghe bầu để giao thương khắp nơi trong và ngoài tỉnh. Với những chuyến hải trình dài đó, các “vạn” bán đồ gốm sứ, mây tre đan, đồ gỗ, thủy, hải sản, nông sản… và mua về gạo, các vật dụng thường nhật khác. Nhờ đó, nghề đóng ghe bầu ở làng mộc Kim Bồng có đất phát triển và hưng thịnh.

Giai đoạn từ thế kỷ 15 - 17 là thời kỳ hưng thịnh của ghe bầu, gắn liền với giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thương cảng Hội An.

Ngày nay, không còn thấy những chiếc ghe bầu kiểu cũ với “cột buồm xúm xít, chi chít dây thừng” trên biển, tuy nhiên, làng mộc Kim Bồng vẫn lưu giữ nghề, một số trại đóng tàu chuyển qua đóng các loại ghe nhỏ để bơi ven sông, chạy bằng máy. Một số chủ khác thì chuyển sang “làm nước”, tức là sửa chữa cho các tàu thuyền sau thời gian hoạt động nhiều đã xuống cấp. Dẫu vậy, du khách đến thăm làng mộc Kim Bồng vẫn có cơ hội được chiêm ngưỡng mẫu ghe bầu cổ xưa được trưng bày tại tại làng, hoặc có thể đến xem tại bảo tàng gốm sứ trong khu phố cổ Hội An. Và ít người biết rằng, hầu hết ghe thuyền chở du khách tham quan sông Hàn, sông Thu Bồn ngày nay đều được đóng tại làng nghề mộc Kim Bồng./.

Nghề đóng ghe thuyền gỗ nặng nhọc, vất vả và có tính tập thể cao…

Bảo dưỡng, sửa chữa ghe thuyền là một trong những công việc chính của những nghệ nhân làng mộc Kim Bồng.

…nhưng cũng đòi hòi nghệ nhân có đức tính tỉ mỉ, kỹ càng từ những chi tiết nhỏ.

Sơn trám khe hở thân thuyền cũ.

Những chiếc ghe sau khi sửa chữa đang chờ kiểm tra trước khi hạ thuỷ.

 

Bình luận

    Chưa có bình luận